Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nên chọn loại rượu vang nào dành cho bữa tiệc của bạn?

Để chắc chắn loại rượu vang nào đó có thật sự phù hợp với bữa tiệc không, bạn hãy đọc các mô tả trên chai. Nếu bạn đang phụ vụ một món ăn như thịt hầm, thịt cừu, hãy sử dụng loại rượu Cabernet. Nếu món ăn của bạn được lựa chọn là có mùi thơm nhưng không phải là khá nặng, chẳng hạn như súp, món hầm,hãy chọn Merlot . Shiraz thì tốt khi phục vụ cho thịt nai, thịt vịt hoặc thịt thỏ. Còn mì ống, cũng như giăm bông, gà tây, cá hồi và các loại rau nướng sẽ ngon hơn nếu bạn dùng chúng với Pinot Noir.

Bạn có thể dùng rượu vang thường xuyên trong bữa ăn của mình, trong một bữa tiệc tối với rượu vang trắng hoặc rượu vang đỏ. Nhưng bạn phải biết cách chọn rượu vang ngon như thế nào cho phù hợp nhé.


1. Với rượu vang trắng

Rượu vang trắng truyền thống được phục vụ với các loại thit trắng, cá và các món ăn với nước sốt màu trắng hoặc kem. 

Hầu hết các loại rượu vang trắng ably sẽ đi kèm với các món ăn nhẹ, salad, cá tươi và hải sản khác. Khi chọn rượu bạn cần chú ý đến thời tiết nữa nhé. Nếu nó là cao điểm của mùa hè và mọi người muốn tới bữa tiệc tối của bạn với cảm giác ấm áp sẽ khác với một đêm mùa đông mát mẻ, mọi người tới bữa tiêc sẽ muốn một cái gì đó nồng nhiệt, mà không phải là một ly ướp lạnh của Shira hoặc Chardonnay.

2. Với rượu vang đỏ

Nếu món ăn của bạn là thit đỏ và các loại nước sốt màu đỏ hoặc màu đen, màu tối hơn thì bạn nên dùng loại rượu vang đỏ. Rựou vang đỏ có vẻ như mạnh mẽ , mùi vị nặng như cabernet Sauvignon. 

3. Với  Champagne thì sao nhỉ? 

Nó hầu hết thân thiện với các bữa ăn tối. nó được dùng nhiều trong các dịp lễ kỉ niệm. Món ăn của Champagne khô là pho mát, appetiesers và trứng, trong khi Champagne ngọt là lý tưởng với các món tráng miệng.

Nhìn chung hãy thoải mái với những bữa tiệc có sư kết hợp của rượu vang. Đôi lúc bạn có thể dũng cảm phá vỡ một vài quy tắc và vui chơi với những khám phá mới thú vị nhé.


Wine99.com.vn (Sưu tầm)

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

Tìm hiểu nét đẹp văn hóa ẩm thực rượu vang

Bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nét đẹp văn hóa ẩm thực rượu vang nhé!

Uống rượu vang là cả một nghệ thuật. Rượu vang đỏ có vị thơm chát, rượu vang trắng ngà óng ánh và thanh thoát một thứ hương dịu nhẹ và ngỡ ngàng. Rượu vang phải rót vào những ly, cốc thích hợp theo quy định “bất thành văn” của những người sành rượu: Chân cao bầu tròn hợp với vang đỏ, bầu dài dáng thanh chỉ dùng cho vang trắng, búp thon miệng với champagne…


Nghệ thuật uống rượu vang.Người uống rượu vang kiểu tài tử thường nâng chai lên “săm soi” kỹ càng, rồi xoay nhẹ ly thuỷ tinh trong suốt cho rượu vang sóng sánh, làm dậy lên mùi thơm ngát để thoả mãn khứu giác lẫn vị giác. Khi uống, nhấp môi thật nhẹ, thật chậm, để tưởng tượng ra những vùng đất ngạt ngào mùi nho chát và nồng đượm vị ngọt khắp không gian như khi đứng giữa cánh đồng nho chín.

Hàng nghìn năm qua, nhân loại vẫn “say đắm” với thứ nước nhiệm màu ấy, thần rượu nho “hiện diện” trong đời sống con người với dấu ấn ngày càng sâu sắc hơn.

Cho đến nay, không biết đã có bao nhiêu loại rượu vang được chế từ con số hơn 4.000 loài nho khả dĩ làm ra rượu, trong đó có 7 loại nổi tiếng và phổ biến nhất (4 rượu vang đỏ và 3 rượu vang trắng) được ưa chuộng: Cabernet Sauvignon, Merlot, Pinot noir, Syrah, Chardonney, Sauvignon Blanc và Riesling.


Thần rượu nho “hiện diện” trong đời sống con người.

Dân sành sỏi có những nguyên tắc nhất định khi dùng đồ ăn nào thì dùng thức uống gì. Nói một cách khái quát thì rượu vang đỏ hay dùng với các thứ thịt đỏ, còn rượu vang trắng sẽ thơm ngon hơn khi đi với hải sản và các món ăn nấu bởi sốt trắng. Quan niệm này có lẽ sẽ dần thay đổi vì người ta đang thấy nếu dùng “khác kiểu” đi một chút vẫn cứ… thơm ngon như thường!

Tùy khẩu vị từng châu lục mà người ta dùng kèm với các loại rượu vang, lại cũng có thể dùng rượu vang kèm với những món dân tộc Việt Nam rất đặc trưng (sườn lợn nướng sả, bò gói lá lốt, vịt hầm măng, chả giò, gỏi cuốn, mực chiên giòn, cua rang muối cùng vô vàn các món khác) một cách hết sức thú vị” và lạ khẩu…

Đón nhận rượu vang là nhận về mình văn hoá, ý nghĩa của đời sống và tâm hồn nhiều đời, nhiều thời chắt lọc lại. Uống khi trầm tư, uống lúc phấn khích, uống hạnh phúc hay uống bâng khuâng, uống sôi nổi ồn ào và uống vắng vẻ… cũng là khi mình đã dọn cho mình được một không khí yên bình để mà thưởng lãm và ngâm ngợi.

Tất cả những chọn lựa, những động tác, những cung cách và phong thái, vẻ sang trọng và chất dung dị, thảy đều tự nhiên. Lắc rượu cũng thơm tho như thế, mà nâng lên nhìn thật sâu vào màu nước đầy thân mật, cũng như thấy hương vị toả lan từ lâu rồi.

Lại nhớ có một bận, “nhóm Hà Đông” ngồi ở một nhà hàng bên sông Nhuệ, mọi người muốn thưởng thức vang mà nhà hàng “sơ sẩy” không có rượu! Tôi bèn phóng xe về mang một chai vang Chilê đến. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, đạo diễn chèo Lương Tử Đức, nghệ sĩ rối nước Chu Lượng, nhà thơ Nguyễn Quyến, hoạ sĩ Hoàng A Sáng đón… chai rượu (và đón cả người mang rượu) với tấm lòng hoan hỉ.

Cùng nhấp ly “chân kều” trong suốt đựng thứ rượu vang đỏ đến từ xứ sở châu Mỹ xa xôi, ông Thiều nói một câu mà chắc là tôi sẽ nhớ mãi: “Người ta uống các loại rượu mạnh, có thể nghiện vì nồng độ, vì chất rượu. Còn vang cũng khiến người ta nghiện không phải vì nồng độ mà vì nó là văn hóa và đẳng cấp!”.


Wine99.com.vn (TH)

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2013

Người Pháp, nước Pháp, rượu vang Pháp

Nước Pháp, với những thương hiệu rượu vang, sâm-panh, rượu thơm, rượu mạnh nổi tiếng thế giới được sản xuất tại Bordeaux, Alsace, Provence, Rhône, Champagne-Ardenne…. Pháp là một trong những quốc gia có lịch sử lâu đời nhất về sản xuất rượu từ nho. Người Pháp đặc biệt coi trọng nghệ thuật thưởng thức rượu vang và xem đó như một nghệ thuật thưởng thức ẩm thực đặc sắc - văn hóa rượu vang.


Việc thưởng thức rượu vang cũng rất cầu kỳ, từ cách mở chai cho tới cách rót rượu, rồi thưởng thức bằng khứu giác, thị giác và vị giác. Hơn nữa, quá trình sản xuất, chưng cất rượu vang cũng được thực hiện công phu, nhiều công đoạn. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu của từng vùng, từng chủng loại nho, từng công thức chế biến.
Thời điểm đóng rượu vào chai cũng có ý nghĩa quan trọng, một trong những yếu tố quyết định chất lượng của rượu vang, bởi điều kiện thời tiết luôn ảnh hưởng đến hương vị của rượu. Những yếu tố đó tạo nên sự khác biệt đặc trưng nổi bật của rượu vang nho Pháp. Và người Pháp luôn tự hào về loại rượu vang thứ hạng đặc biệt của mình.

Người Pháp thường thưởng thức rượu vang vào bữa trưa hay bữa tối. Đặc biệt, trong các bữa tiệc, mỗi món ăn có thể được dùng với một loại rượu vang riêng. Sau bữa ăn, người Pháp thường thưởng thức rượu cognac, brandy hay rượu ngọt, cà phê. Trong các bữa tiệc trang trọng của người Pháp, món cá thường được đưa ra sau món khai vị và trước món thịt.
Loại bánh mì dài baguette thường được dùng trong các bữa ăn của người Pháp. Ngoài ra còn có một số loại bánh mì truyền thống nổi tiếng khác của người Pháp như : bánh mì đen, bánh mì rắc vừng, brioche. Người Pháp thường coi trọng những bữa ăn cuối tuần và vào những dịp lễ tết, sự kiện đặc biệt trong năm, với các món ăn đặc sản, trong đó có các loại bánh nướng, bánh nhân táo, bánh kem.

Trong hầu như tất cả các bữa ăn, người Pháp rất coi trọng hình thức bày biện trang trí, màu sắc và phong cách ăn uống. Điểm đặc biệt nữa là người Pháp thường thích trò chuyện rôm rả trong bữa ăn, vì thế, không khí trong bữa ăn thường sôi nổi.


Wine99.com.vn (TH)

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Vịt om sấu đậm đà thơm ngon

Vịt om sấu là món ăn ngon, đậm đà và rất bổ dưỡng vào ngày hè. Cũng không quá khó để chế biến được món ăn này đâu đấy nhé.
 Nguyên liệu:
  • 1 con vịt đã làm sạch khoảng 1kg -1,2kg
  • 10 -12 quả sấu
  • 0,5 kg khoai sọ loại nhỏ
  • 5- 6 củ hành tím
  • 10 lá mùi tàu
  • Muối, tiêu, hành, ớt sừng 1 quả ,gừng, nước mắm,1 củ tỏi, 5 củ xả

Quy trình thực hiện:
  • Bước 1: Vịt xát rượu gừng cho bớt hôi, chặt miếng vừa ăn đừng chặt nhỏ quá. Nhớ cắt phần trên phao câu vứt bỏ.
  • Bước 2:  Hành, tỏi, sả xắt lát mỏng.
  • Bước 3: Ướp thịt vịt 1/3 muỗng canh muối ,1/2 muỗng canh hạt nêm,1/3 muỗng cà phê tiêu, cùng 1/2 (hành, tỏi, sả) . Để 30 phút cho ngấm.
  • Bước 4: Khoai sọ rửa sạch, luộc qua với nước sôi khoảng 5ph rồi đem xả nước lạnh là có thể dễ dàng bóc vỏ mà không hề bị nhớt hay ngứa tay
  • Bước 5: Sấu cạo vỏ ngâm nước lạnh
  • Bước 6: Rau ngổ, mùi tàu rửa sạch, thái nhỏ
  • Bước 7: Đun dầu nóng già cho 1/2 (hành + tỏi + sả )còn lại phi thơm. Tiếp đến cho thịt vịt xào săn.
  • Bước 8: Cho sấu vào nồi đổ nước cho ngập thịt.
  • Bước 9: Khi thăm chừng thấy vịt hơi mềm thì cho khoai vào đun cùng. Đến khi khoai chín mềm nhưng không quá nát là được.
  • Bước 10: Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, rắc mùi tàu, rau ngổ, ớt thái sợi . Múc ra bát, ăn nóng.
Mách nhỏ:
  • Các mẹ có thể dùng nước quả dừa xiêm( khoảng 1 lít) để thay nước lạnh sẽ giúp món ăn ngon hơn.
  • Có thể luộc riêng sấu dầm nát để rút ngắn thời gian
  • Món vịt om sấu ăn kèm với bún rất ngon và nếu theo phong cách lẩu thì nên có thêm rau muống nhặt bỏ 70% lá và một số loại rau khác như cải cúc, nấm kim châm…
Chúc các bà, các chị, các mẹ thành công ^^
Nguồn: Tổng hợp

Thứ Ba, 25 tháng 6, 2013

Luộc trứng theo kiểu Hàn Quốc

Bạn đã quá quen thuộc với cách luộc trứng thông thường. Hãy thử thay đổi một chút theo cách luộc trứng của người Hàn Quốc. Bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn với món trứng luộc này đấy.
Nguyên liệu:
  • 6 quả trứng, để ở nhiệt độ phòng
  • 2 muỗng cà phê muối biển
  • ¾ chén nước
  • Nồi cơm điện để luộc trứng
Cách làm:
  • Bước 1: Cho trứng vào trong một bát lớn, đổ nước ấm vào cho đến khi trứng chìm nước, rồi ngâm trứng như vậy khoảng 1 giờ (điều này sẽ làm trứng không bị nứt khi luộc).
  • Bước 2: Cho trứng vào nồi cơm điện, không xếp trứng chồng lên nhau.
  • Bước 3: Hoàn tan muối biển vào trong nước, đổ nước muối vào trứng (nước ngập ½ quả trứng).
  • Bước 4: Luộc trứng cho đến khi nồi cơm điện tự động tắt và chuyển sang chế độ giữ ấm.
  • Bước 5: Cứ để trứng như vậy qua đêm trong nồi cơm điện. Trứng luộc sẽ sẵn sàng để cho bạn thưởng thức vào sáng hôm sau.
Chúc các bạn ngon miệng và thành công với món trứng luộc kiểu Hàn này nhé.
 Xem thêm:

Cách làm thạch găng cho cả nhà

Nếu chưa từng biết tới cách làm thạch găng, bạn nên gia nhập thêm món ngon mát lành này vào sổ tay nội trợ cho thực đơn ngày hè của bạn thêm phong phú nhé!
Nguyên liệu: Với cách làm thạch găng kiểu truyền thống này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
  • 50g lá thạch găng rừng phơi khô: cần được nhặt sạch sẽ kĩ lưỡng vì nó thường lẫn với gai. Bạn đừng nhầm với lá sương sâm nhé dù lá sương sâm cũng vò ra thạch màu xanh.
  • 3,5 lít nước đun sôi để nguội và chiếc nồi miệng rộng đủ lớn để chứa từng đó nước
  • 150ml nước vôi trong (bạn tôi vôi sống vào nước lọc để lấy 50g vôi tôi, khuấy vôi tôi hòa đều vào nửa lít nước lọc, để qua đêm cho lắng các cặn vôi xuống, phần nước trong ở trên có thể soi gương in bóng được, hớt bỏ váng, lấy 200ml nước trong để dùng pha cùng thạch sau khi đã vò xong)
  • 100g đường vàng đun hơi sánh trong 200ml nước
  • Một chút tinh dầu chuối (nếu thích) và 1 túi vải để lọc thạch

Cách làm:
Bước 1: Rửa sạch lá găng, tráng qua nước lọc và để ráo nước. Khi vò thạch găng, bạn đổ nước vào nồi sao cho khi đặt chiếc rá trên miệng nồi thì đáy rá vừa chạm vào mặt nước. Vò thạch bằng cách nắm lá thạch sát vào rá cho lá mau nát. Vò chừng 7 phút như vậy bạn đổ nốt số nước còn lại vào và vò sát lá trong nước cho mau thôi hết chất thạch vào nước. Bạn vò đều tay và đều lá chừng 10' - 15' là được.

Bước 2: Vắt kiệt nước khỏi bã lá găng, nước lọt qua rá xuống nồi có rất nhiều bọt nhưng chẳng bao lâu bọt sẽ tan biến hết, khá nhiều lá vụn cũng lọt xuống theo. Nhiều người cho lá găng vào máy xay sinh tố xay cho mau vụn nhưng theo kinh nghiệm dân gian thì cách làm thạch găng thủ công vò tay vẫn được thạch ngon hơn.
Nếu bạn dùng nhiều lá hơn, thạch sẽ đông đặc hơn nhưng khi làm bạn phải vò nhanh tay hơn và rút ngắn thời gian lại, nếu không thạch sẽ đông khi chưa kịp lọc. Lọc nước thạch đã vò qua một túi vải, bạn cần làm nhanh tay.
Bước 3: Rót 150ml nước vôi trong vào nồi thạch đã lọc và khuấy đều rồi để lắng tự nhiên, chừng 1 tiếng sau là thạch đông dẻo ở nhiệt độ thường. Cất nồi thạch vào ngăn mát tủ lạnh, khi ăn sẽ không cần phải cho đá vụn, như thế thạch cũng đỡ nhạt.
 
Khi ăn bạn dùng muôi/thìa to, nông và mỏng thành để múc thạch. Khi múc bạn hớt những miếng thạch to kéo dài, tránh múc vụn thạch ở từng góc nhỏ, như thế thạch sẽ đỡ chảy nước. Rót nước đường đủ ngọt để khuấy đều cùng thạch, không nên khuấy nhiều quá làm thạch chảy nước.
Chúc bạn thành công và ngon miệng với món thạch này!.

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Kim chi lá hẹ Hàn Quốc thơm ngon

Món kim chi lá hẹ còn được người Hàn gọi là Buchu Kimchi. Món này ăn với cơm cũng rất ngon và bạn không thể quên được nếu một lần thưởng thức qua chúng.

 Nguyên liệu:
  • 450g lá hẹ
Gia vị:
  • 4 muỗng canh bột ớt Hàn Quốc
  • 3 muỗng canh nước mắm
  • 1 muỗng canh tôm muối Hàn Quốc (tép Hàn - nếu không có có thể sử dụng thêm nước mắm)
  • 1 muỗng canh đường
  • 1 muỗng canh bột gạo nếp
  • 1 muỗng cà phê hạt vừng
Cách làm:
  • Bước 1: Trộn bột gạo nếp với ½ nước. Đun nóng, vừa đun vừa khuấy cho đến khi bột dày lên thành dạng hồ. Để nguội.
  • Bước 2: Lá hẹ rửa sạch, để ráo nước rồi cắt làm 2-3 khúc.
  • Bước 3: Trộn tất cả các nguyên liệu với ½ chén nước trong một bát. Sao đó cho lá hẹ vào.
  • Bước 4: Sát nhẹ gia vị vào lá hẹ. Rồi để như vậy từ 2-3 giờ ở nhiệt độ phòng.
  • Bước 5: Cho kim chi vào lọ rồi cất vào tủ lạnh. Kim chi lá hẹ có thể ăn được luôn nhưng sẽ ngon hơn khi để thêm vài ngày. Kim chi lá hẹ có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 2-3 tuần.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng với kim chi lá hẹ nhé!

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>