Hiển thị các bài đăng có nhãn Thưởng thức rượu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thưởng thức rượu. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

Thử rượu vang truyền thống chất lượng cao

Chương trình thử rượu vang truyền thống chất lượng cao đây là một chương trình truyền thống được các giới chuyên môn trong lĩnh vực này đánh giá cao. Tham gia chương trình thử rượu vang chung giữa Pháp và Italia này, các chuyên gia về rượu Việt Nam đã có cơ hội thưởng thức các loại rượu vang hảo hạng đến từ những vùng sản xuất rượu vang nổi tiếng nhất của châu Âu.Với các nhà nhập khẩu và phân phối, đây là có cơ hội thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh với các nhà sản xuất rượu đến từ hai nước trên.


Chương trình “Thử rượu vang truyền thống chất lượng cao lần thứ tư - năm 2013” là một chương trình dành riêng cho giới chuyên môn, do Thương vụ Pháp (Ubifrance) và Thương vụ Ý (ICE) tại Việt Nam đồng tổ chức. Hơn 200 chuyên gia về rượu đã tham dự chương trình đặc biệt này, nhân dịp chương trình được tổ chức lần thứ 4 tại Việt Nam.

Chương trình thử thử rượu vang diễn ra ngày 8/7 tại TP.HCM và 9/7 tại Hà Nội, chương trình “Thử rượu vang truyền thống chất lượng cao lần thứ tư- năm 2013” đã có sự góp mặt của 14 công ty rượu vang hàng đầu của Pháp và Italia, gồm9 công ty đến từ Pháp và 5 công ty đến từ Italia.

Với những vùng sản xuất rượu nho vốn được hình thành từ thời đế chế La Mã, Pháp là miền đất sản xuất rượu vang có lịch sử lâu đời. Khí hậu ôn đới, sự phong phú của giống nho và sự đa dạng của đất trồng đã tạo điều kiện cho việc pháp triển ngành nghề này trên toàn lãnh thổ Pháp. Trong số 56 giống nho phổ biến tại Pháp, rất nhiều loạt nho như Cabernet Sauvignon, Chardonnay, Pinot Noir, Merlot… giờ đã được trồng rộng rãi trên toàn thế giới.


Nhiều phương thức làm rượu vang và phong cách rượu vang đặc trưng bắt nguồn từ nước Pháp giờ đây đã và đang được mô phỏng ở các quốc gia sản xuất rượu vang khác.Tại Việt Nam, trong những năm qua, Pháp luôn là nước cung cấp rượu vang hàng đầu cho Việt Nam.Năm 2012, rượu vang nhập khẩu từ Pháp chiếm 14,3%lượng rượu nhập khẩu của Việt Nam, đứng vị trí hàng dầu.Trong các nhãn hiệu rượu vang của Pháp đến Việt Nam, có những loại đặc biệt đã từng thường xuyên xuất hiện trên bàn ăn hoàng gia thời xưa, có những nhãn hàng được sản xuất và lưu giữ ở một trong những hầm rượu cổ xưa nhất trên thế giới…

Đánh giá về thị trường Việt Nam, ông Marc Cagnard - Trưởng đại diện Tham tán thương mại Pháp tại Việt Nam cho biết: “Thói quen thưởng thức rượu vang của Việt Nam đã thay đổi nhiều. Trước đây người VN chỉ quan tâm rượu vang đỏ, sau đó là rượu vang trắng, nay đã phong phú hơn. 4 năm qua, chúng tôi đã tổ chức các chương trình thử rượu vang, mỗi năm đều có những nhà sản xuất mới, với những loại rượu mới được giới thiệu. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ cho các doanh nghiệp Pháp muốn xuất khẩu sang Việt Nam. Tháng 4 vừa qua, hơn 100 công ty Pháp, trong đó có những công ty sản xuất rượu vang, đã sang VN để tìm hiểu thị trường”. Cũng theo ông Marc Cagnard, tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) đã có1 người Pháp đang triển khai trồng nho tại đây, và ông hy vọng trong 2 năm nữa có thể sản xuất rượu vang Pháp tại VN.


Việt Nam hiện đang nhanh chóng trở thành một trong những thị trường rượu vang năng động nhất châu Á. Kim ngạch nhập khẩu rượu vang năm 2012 tăng 10% so với năm 2011, đạt 63 triệu Euro. Triển vọng tăng trưởng thuận lợi, thu nhập người dân tăng cũng như ngành du lịch phát triển mạnh là những lý do khiến Việt Nam đang là một thị trường rất hấp dẫn đối với các nhà sản xuất rượu vang trên khắp thế giới.

Với Italia, rượu vang Italia có bề dày 4.000 năm. Người Hy lạp và Eltruscan cổ đại đã thực hành nghệ thuật làm rượu vang trên nhiều địa phương cảu bán đảo này. Sau đó người La Mã đã phổ biến niềm đam mê Bacchus đến từng ngõ ngách của đế chế này, cũng như phát triển công việc kinh doanh rượu vang thịnh vượng trên vùng đất Địa Trung Hải và những vùng đất xa hơn… Hiện tại, với di sản nho phong phú bậc nhất thế giới, Italia đã sản xuất ra rất nhiều loại rượu vang thượng hạng, gồm rượu đỏ, rượu trắng, rượu hồng, rượu vang sủi tăm, rượu vang nổ… Có rất nhiều loại đã được đánh giá cao và xếp vào loại thượng hạng trên thế giới. Và đặc biệt, với những người Italia, việc sản xuất rượu vang còn là một cách để “tìm hiểu lịch sử và văn hoá của vùng và nâng nó lên một tầm cao mới”…Rượu vang Italia cũng đang ngày càng có chỗ đứng tại Việt Nam: Năm 2012, rượu vang Italia chiếm 2,5% lượng rượu nhập khẩu của Việt Nam, đạt mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2011. Với một nỗ lực không ngừng nhằm quảng bá rượu vang Italia tại Việt Nam, Thương vụ Ý tại TP.HCM đã thường xuyên tổ chức các sự kiện, xây dựng trang web bằng tiếng Việt về vang Italia, tổ chức các chương trình thử rượu vang, các chuyến công tác sang Italia, các khoá đào tạo về rượu vang...

Bà Bruna SANTARELLI - Trưởng đại diện Thương vụ Ý tại Việt Nam, cho biết: Rượu vang Italia có truyền thống 4.000 năm nay, nên là loại rượu rất đặc biệt, đặc biệt từ cách trồng, thu hoạch nho, cách làm rượu… rất lâu đời, khác với những loại rượu vang mới hiện nay.


Wine99.com.vn (TH)

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

Nên chọn loại rượu vang nào dành cho bữa tiệc của bạn?

Để chắc chắn loại rượu vang nào đó có thật sự phù hợp với bữa tiệc không, bạn hãy đọc các mô tả trên chai. Nếu bạn đang phụ vụ một món ăn như thịt hầm, thịt cừu, hãy sử dụng loại rượu Cabernet. Nếu món ăn của bạn được lựa chọn là có mùi thơm nhưng không phải là khá nặng, chẳng hạn như súp, món hầm,hãy chọn Merlot . Shiraz thì tốt khi phục vụ cho thịt nai, thịt vịt hoặc thịt thỏ. Còn mì ống, cũng như giăm bông, gà tây, cá hồi và các loại rau nướng sẽ ngon hơn nếu bạn dùng chúng với Pinot Noir.

Bạn có thể dùng rượu vang thường xuyên trong bữa ăn của mình, trong một bữa tiệc tối với rượu vang trắng hoặc rượu vang đỏ. Nhưng bạn phải biết cách chọn rượu vang ngon như thế nào cho phù hợp nhé.


1. Với rượu vang trắng

Rượu vang trắng truyền thống được phục vụ với các loại thit trắng, cá và các món ăn với nước sốt màu trắng hoặc kem. 

Hầu hết các loại rượu vang trắng ably sẽ đi kèm với các món ăn nhẹ, salad, cá tươi và hải sản khác. Khi chọn rượu bạn cần chú ý đến thời tiết nữa nhé. Nếu nó là cao điểm của mùa hè và mọi người muốn tới bữa tiệc tối của bạn với cảm giác ấm áp sẽ khác với một đêm mùa đông mát mẻ, mọi người tới bữa tiêc sẽ muốn một cái gì đó nồng nhiệt, mà không phải là một ly ướp lạnh của Shira hoặc Chardonnay.

2. Với rượu vang đỏ

Nếu món ăn của bạn là thit đỏ và các loại nước sốt màu đỏ hoặc màu đen, màu tối hơn thì bạn nên dùng loại rượu vang đỏ. Rựou vang đỏ có vẻ như mạnh mẽ , mùi vị nặng như cabernet Sauvignon. 

3. Với  Champagne thì sao nhỉ? 

Nó hầu hết thân thiện với các bữa ăn tối. nó được dùng nhiều trong các dịp lễ kỉ niệm. Món ăn của Champagne khô là pho mát, appetiesers và trứng, trong khi Champagne ngọt là lý tưởng với các món tráng miệng.

Nhìn chung hãy thoải mái với những bữa tiệc có sư kết hợp của rượu vang. Đôi lúc bạn có thể dũng cảm phá vỡ một vài quy tắc và vui chơi với những khám phá mới thú vị nhé.


Wine99.com.vn (Sưu tầm)

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Ẩm thực Pháp qua mắt một Việt kiều

Trong con mắt bạn bè thế giới, nền ẩm thực được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể này nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và đặc biệt là rượu vang.

Những người bạn Pháp của tôi khẳng định, nếu muốn thưởng thức hết tất cả các món ăn đặc trưng từng vùng miền của Pháp, tôi phải mất đến một năm với mỗi ngày là những món khác nhau. Quả thật món ăn của họ vô cùng đa dạng và phong phú, từng vùng miền đều có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng. Tuy nhiên ẩm thực Pháp nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và các loại rượu vang.\
Những đặc sản trứ danh
Nước Pháp là nơi nổi tiếng về sản xuất gan ngỗng béo, chiếm hơn 70% thị phần thế giới, trong đó tuyệt đỉnh nhất là ở vùng Périgord thuộc tây nam nước Pháp. Ở đây còn nổi tiếng các món ăn chế biến từ vịt, gan vịt, patê gan vịt và nấm cêpes. Tuy nhiên gần đây, một số siêu thị ở Pháp bắt đầu từ chối bán gan ngỗng, gan vịt đóng hộp, bởi họ cho rằng đồng ý tiêu thụ nghĩa là đồng lõa với việc ngược đãi động vật. Ở Anh nhiều năm qua xảy ra nhiều vụ biểu tình yêu cầu các siêu thị ngừng bán gan ngỗng, gan vịt và kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm mà họ cho là “độc ác” này.
Rượu ngâm với nấm Truffle cũng là đặc sản của vùng Périgord. Truffle là một loại nấm quý hiếm, đắt nhất thế giới, mọc thành chùm dưới lòng đất, thường ký sinh trong lớp rễ cây sồi và chỉ có ở một số vùng thuộc châu Âu. Để có được một cây nấm Truffle người ta phải kiên trì chờ đợi sự tác động của ánh nắng và mưa dông lên thảm đất suốt năm năm trời mới hình thành nên những cây nấm Truffle và thêm bao nhiêu đó thời gian nữa để nấm chín. Để tìm được nấm, trước đây người ta phải nhờ đến lợn vì khứu giác lợn thính hơn chó, nhưng vì lợn hay “ăn vụng” nên sau này người ta dùng chó cho việc “săn” nấm. Hiện ở Pháp nấm Truffle có giá từ 5.000 – 6.000 euro một ký.
Còn nói về phô mai, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới “qua mặt” được Pháp về lượng sản xuất và tiêu thụ cũng như mức độ phong phú về chủng loại. Họ có hơn 500 loại phô mai với mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Nổi tiếng nhất là phô mai Camembert với vị béo của sữa và mùi hương trái cây. Phô mai xanh vùng Roquefort trứ danh với mùi hương khá nồng nhưng dễ gây nghiện. Phô mai Saint - Nectaire lâu đời làm từ sữa bò tươi vùng Auvergne. Phô mai sữa dê Chevre Chaud đem đến cho thực khách mùi vị phô mai kinh điển nhưng độc đáo.
Tuy nhiên, có lẽ rượu vang mới là thứ đặc biệt khi nói về Pháp, mặc dù những người bạn láng giềng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng khá nổi tiếng về rượu. Đi cả nước Pháp, nơi đâu ta cũng bắt gặp những cánh đồng trồng nho, những xưởng sản xuất rượu. Bước vào các siêu thị lớn ở Pháp, ta không phải gặp hàng ngàn mà là hàng chục ngàn chai rượu với hàng ngàn thương hiệu được bày bán.
Cửa hàng rượu lớn, nhỏ có mặt ở khắp nơi. Các nhãn hiệu rượu nổi tiếng ở Pháp xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời như Bordeaux, Pomerol, Burgundy, Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu.
Rượu Bordeaux nổi tiếng trên toàn thế giới bởi họ xuất khẩu rất nhiều nhưng ở Pháp, Pomerol lại là sự lựa chọn của những người có tiền, bởi rất ngon và khá đắt. Pomerol là một thị trấn thuộc tỉnh Gironde ở vùng Aquitaine, tây nam nước Pháp. Nếu bạn bỏ ra vài trăm euro để mua một chai rượu Pomerol mang về để trong nhà, vài năm sau mang ra bán, chắc chắn rằng bạn sẽ bán được từ gấp rưỡi đến gấp đôi, thậm chí gấp ba giá ban đầu. Theo tài liệu quảng cáo của một vài lâu đài rượu ở vùng Pomerol, Hoàng gia Anh rất chuộng rượu Pomerol và đặt mua đều đặn hằng năm.
Những chùm nho trĩu mọng trên đất Pháp cho ra loại rượu vang với hương vị khó quên. Ảnh: Destination360
Cầu kỳ nhưng khoa học Theo những người bạn Pháp, ngoài thời gian làm việc, phần lớn thời gian còn lại người Pháp dành cho… ăn uống. Tuy nhiên họ ăn uống rất thanh lịch và tao nhã. Dù bận rộn đến đâu họ cũng ngồi vào bàn ăn và ăn một cách từ tốn. Bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp một người Pháp vừa đi vừa ăn uống vội vã trên đường. Nhai thức ăn phát ra tiếng kêu, dùng tăm xỉa răng sau khi ăn bị xem là bất lịch sự ở Pháp.
Cách nấu nướng, bày trí thức ăn cũng rất công phu. Khi ăn, họ luôn bắt đầu bằng món khai vị, rồi đến một hoặc hai món chính, cuối cùng là món tráng miệng. Cách họ chọn dao, nĩa cũng tùy vào món ăn. Tôi nhận thấy điều đó khi ăn ở nhà hàng, phục vụ luôn đổi loại dao, nĩa khi mang món mới đến. Họ bảo sẽ thức ăn sẽ kém ngon nếu đựng trong chiếc dĩa hoặc dao, nĩa không phù hợp. Tương tự với rượu, chiếc ly phải phù hợp với từng loại rượu. Ngay cả tư thế ngồi khi ăn uống cũng được người Pháp xem trọng.
Bữa ăn hằng ngày của họ thường có rượu vang, ít nhất là một, hai ly. Ở Việt Nam chúng ta thường phân chia rất đơn giản: rượu vang đỏ dành để uống các món ăn từ thịt, còn vang trắng thì uống khi ăn cá. Thế nhưng với người Pháp, riêng vang đỏ họ có hàng trăm loại với hàng ngàn nhãn hiệu. Thức ăn nào phải chọn rượu nấy.
Ví dụ như khi ăn thịt và một số loài động vật hoang dã, họ uống rượu Pomerol, Margaux, St Emilion hoặc Bordeaux loại mạnh. Còn khi thưởng thức gan ngỗng, thì lại dùng rượu vang trắng ngọt như Mont Bazillac, Sauterne, Bonnezeaux. Còn sôcôla thì lại phù hợp với rượu đỏ ngọt tự nhiên như Maury, Grenache. Nếu muốn nhấm nháp chút vang với các món tráng miệng thì có rượu vang trắng Alsace, Bordeaux.
Tuy nhiên, có một điều ngạc nhiên cho tôi: người Pháp gọi các loại vang là rượu, còn với rượu mà người Việt Nam gọi “rượu mạnh” thì họ lại gọi “alcohol” (cồn). Đa số người Pháp không thích uống “cồn” bởi họ cho rằng rất hại sức khỏe. Gần như tất cả người Pháp đều uống rượu, kể cả những cô cậu bé tuổi teen. Hoàn toàn không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những cô cậu bé 12, 13 tuổi khi ăn tối, cũng uống cùng bố mẹ một, hai ly rượu.
Tác giả trước một nhà hàng đặc sản vùng Périgord. Ảnh do độc giả cung cấp.
Nhiều nhà hàng, khách chỉ cần chọn thức ăn, họ sẽ mang đến cho khách loại rượu phù hợp. Một số nhà hàng trứ danh về rượu, khách đến muốn thưởng thức rượu hơn là ăn thì chỉ cần khách cho biết thích uống loai rượu nào, họ sẽ mang thức ăn phù hợp với loại rượu ấy. Bởi vì nếu chọn không phù hợp, rượu sẽ làm mất mùi thức ăn hoặc thức ăn làm cho rượu kém ngon. Chính vì “cầu kỳ” nên bữa ăn của người Pháp, nhất là bữa tối, thường tiêu tốn nhiều thời gian. Bữa tối đối với họ rất quan trọng bởi đó là thời gian để tận hưởng cùng nhau, để xẻ chia, tâm sự với nhau.
Người Pháp thích nấu nướng và mời bạn bè đến nhà ăn uống. Khi mời bạn bè, họ thường đi chợ vào sáng sớm để chọn thức ăn tươi ngon và dành gần như nửa ngày để nấu nướng. Nếu bạn được một người Pháp mời đến nhà ăn tối, bạn phải mua bó hoa hoặc sôcôla để tặng cho nữ gia chủ, đó là phép lịch sự và họ vô cùng hạnh phúc nếu bạn khen họ nấu ăn ngon.
Bữa sáng của đa số người Pháp không có thịt hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt. Những thứ bắt buộc trong bữa sáng của họ gồm bánh mì, bánh sừng bò (croissant), bơ, mật ong, mứt dâu, yaourt, nước cam tươi, cà phê.
Nói chung, ẩm thực của người Pháp vừa là nghệ thuật vừa rất khoa học. Chính vì ăn uống khoa học nên thật khó bắt gặp người lớn hay trẻ em Pháp béo phì. Và có lẽ chuyện ăn uống cũng góp phần làm nên tính cách nói chung của người Pháp: lịch sự, nhẹ nhàng và lãng mạn chăng?
Trúc Linh

Thứ Năm, 2 tháng 5, 2013

10 loại rượu vang đắt nhất thế giới

1. Screaming Eagle Cabernet Sauvignon (1996) – Giá bán: 2,249 USD
ruou vang dat nhat

      Đây là loại rượu duy nhất của thung lũng Napa. Eagle là loại rượu vang mạnh có mùi vị như rượu lý đen và bạc hà cay, với hương vị trộn lẫn giữa mận chín, cherry và hương hoa cỏ… Đặc biệt là khi uống vào cảm giác hương tanni vẫn còn lưu lại rất lâu.

2. Domaine de la Romanee Conti La Tache (1999) – Giá bán: 2,499 USD

ruou vang dat nhat

      Tùy theo năm đóng chai, rượu vang để càng lâu thì giá càng cao. Vang Domaine xuất xứ từ vùng Bungunda ở Pháp, Domaine có vị chua thanh tao, mùi hương quả mâm sôi hòa quyện với dâu tây và sồi non. Cảm giác của rượu vang Domaine rất ngọt ngào và lãng mạn.

3. Chateau La Mission Haut Brion Pessac Leognan (1961) – Giá bán: 2,795 USD

ruou vang dat nhat

      Loại rượu này xuất phát từ nước Pháp có hương thơm của café moca và hạt dẻ . Ai đã từng một lần uống thử loại rượu này sẽ ngây ngất với hương thơm quyến rũ tỏa ra từ hương sôcôla.

4. Chateau Palmer Margaux (1961) – Giá bán: 2,999 USD

ruou vang dat nhat the gioi

      Đây là loại rượu vang đỏ, với hương vị hòa cùng nho Hy lạp, quả lý chín và nấm rừng. Nếm vào bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thật đậm đà.

5. Chateau Petrus Pomerol (2000) – Giá bán: 3,949 USD


      Vang Petrus có “thâm niên” trẻ nhất trong danh sách này. Khi thưởng thức Petrus, bạn sẽ chìm đắm trong hương vị cherry đỏ mọng, sồi và ô liu. Cảm giác khi uống rượu vang này vừa cay nồng, vừa ngọt ngào. Một hương vị độc nhất vô nhị, là sự kết hợp giữa mạnh mẽ và dịu dàng, làm cho người uống phải ngất ngây.

6. Chateau Trotanoy Pomerol (1961) – Giá bán: 4,595 USD

ruou vang dat nhat

      Mùi vị của Chateou mang tính đặc trưng của nhiều loại cây thiên nhiên như cherry, mâm xôi và đường caramen. Đặc biệt khi uống, bạn sẽ được thưởng thức hương vị mứt trái cây và vừa thưởng thức hương vị của rượu.

7. Diamond Creek Vineyards Cabernet Sauvignon Lake Vineyard (1997) – Giá bán: 4,999 USD

ruou vang dat nhat

      Đặt biệt hơn những loại vang khác, Diamond thuộc nhóm những loại rượu nặng. Là tổng hợp của những hương vị: tuyết tùng, nho Hylap, cây hồi, ngãi đắng và khoáng chất. Từ những loại cây quý hiếm này mà Diamond có được mùi vị “không đụng hàng”. 

8. Chateau La Mondotte Saint Emilion (1997) – Giá bán: 5,400 USD

ruou vang dat nhat

      Vào 1996, La Mondotte lần đầu tiên tung ra thị trường đã nhận được sự khen ngợi từ giới sành rượu. Không những chiết xuất từ những loại hoa quả đặt biệt mà còn được chế biến một cách công phu. Khi thưởng thức sẽ có cảm giác cay nồng.

9. Chateau Lafleur Pomerol (1982) – Giá bán: 5,850 USD

ruou vang dat nhat

      Lafleur được ra đời từ 25 năm về trước, rượu vang được chưng cất một cách tỉ mỉ qua nhiều loại hỗn hợp khác nhau như là khoáng chất, cherry, kẹo mềm... Mùi vị có một không hai trên thế giới.

10. Domaine de la Romanee Conti (1997) – Giá bán: 6,999 USD
 
ruou vang dat nhat

      Là loại rượu vang đỏ được chiết xuất từ nho Pinot Noir. Điều đặc biệt là trong quá trình uống bạn sẽ có những cảm giác khác nhau qua từng giai đoạn. Khi mới “vào cuộc” cảm giác của bạn là mạnh mẽ hòa quyện với hương mận, quả lý chua và hương cay trên đầu lưỡi, nhưng khi gần tàn tiệc hương vị này sẽ đưa bạn đến một cảm giác khác lạ nhẹ nhàng, dịu dàng hơn.

Rượu vang trắng cho đầu bếp tài ba

Vang trắng không chỉ dùng để thưởng thức mà nó còn có thể được tận dụng để tăng độ ngon cho các món ăn đấy. Cùng đọc và tìm hiểu về loại rượu đặc biệt này nhé.

Dịp lễ này, được nghỉ tới 5 ngày, chắc mọi người tha hồ mà chè chén. Thể nào trong cuộc vui cũng có rượu, nhưng rượu uống không mãi cũng… say, mà lắm lúc uống còn thừa một tí, để tủ lạnh mấy ngày sẽ không ngon nữa; vậy nhân dịp này xin chỉ vài mẹo sử dụng rượu trong ẩm thực, để mọi người tận dụng được rượu một cách triệt để.

Đầu tiên là về rượu vang trắng.

Mùa Giáng Sinh, mọi người đã học cách nấu rượu, uống nóng; nhưng rượu trắng nấu xong để lạnh, uống vào mùa hè là hấp dẫn cực kỳ. Công thức nấu rượu để lạnh na ná rượu nóng, chỉ cần cho nhiều trái cây hơn, bỏ bớt mấy cái đinh, hồi nồng mùi, dùng nhiều bạc hà, quế… cho thanh nhã.


Rượu trắng nấu, có chanh vàng, dâu, đường, xong rồi ướp lạnh uống

Và nhĩ nhiên, mọi người không quên rằng trong lúc nấu rượu thì có thể bỏ lê vào nồi hầm cùng để làm món tráng miệng. Lê này ăn nóng lúc vừa hầm xong, hoặc để lạnh rồi ăn vào tiết trời oi bức cũng hấp dẫn. Đây còn là món tráng miệng nhẹ nhàng, không béo như các loại bánh.


Lê hầm rượu trắng, ăn với chút kem tươi đánh lên, hạt óc chó, trang trí bằng cây vani, và lá bạc hà.

Rượu vang trắng không chỉ làm tráng miệng, đem nó nấu đồ mặn cũng ngon nữa. Dễ hình dung nhất là món gà nướng rượu. Nghe như món của mấy ông bợm, nhưng vào dịp lễ, cả nhà xơi món này được vì lúc nướng, chất cồn bay hết trơn rồi, không sợ say, con nít lớn chút là ăn được.

Điều quan trọng là đừng ngâm con gà trong khay lõm bõm rượu. Đổ rượu vang pha nước vào khay nướng, đặt trong khay một cái vỉ có chân, rồi đặt gà lên vỉ. Nước rượu không nên chạm con gà. Sau đó đậy giấy bạc bọc kín lại, quẳng vào lò nướng; 15 hay 20 phút trước khi gà chín phải mở giấy bạc ra để da gà được giòn.


Đây là món gà nướng rượu trên vỉ, trong một cái khay có bọc giấy bạc. Các bạn thích gà thế nào thì nêm nếm ướp iếc con gà theo khẩu vị, nếu muốn bạn có thể bỏ tỏi, bỏ rau mùi của Tây vô bụng gà hoặc trong nước rượu để khi nướng gà sẽ thơm hơn. Chán gà thì thay bằng thứ thịt trắng khác như thịt heo hoặc một con cá to, cũng đem nướng giống vậy. Rượu sẽ giúp thịt mềm và mọng, nướng thịt kiểu này, thịt sẽ bớt khô, ngay cả phần ức gà toàn thịt cũng sẽ dễ ăn hơn; mà bạn lại chẳng cần dùng bơ mỡ như kiểu nướng bình thường.

Rượu vang trắng thì khỏi nói rồi, rất hợp với hải sản. Bên Pháp có một món truyền thống, dễ làm, rất nhanh gọn, lại ngon cực kỳ, là chem chép nấu rượu. Những nhà hàng, quán coffee bên Pháp hoặc Bỉ lúc nào cũng có món này, nếu bạn đang xa xứ mà thèm ăn ốc thì chem chép nấu rượu là thứ thay thế vừa hấp dẫn vừa rẻ. Làm cũng đơn giản, chỉ cần xào hành tây, tỏi, và cọng cần tây xắt lát, sau đó đổ rượu vào, chất cồn bay hơi bớt thì cho chem chép vào, nấu độ 1 phút rưỡi đến 2 phút, khi chem chép há mõm là lấy ra, múc chem chép ra tô rồi… bốc tay. Mấy nhà hàng thích cầu kỳ hơn sẽ cho thêm kem tươi vào nồi sau khi tắt lửa, kem béo và rượu trộn lại sẽ làm giúp món ăn ngậy hơn, nhưng ai ngán béo thì cho rượu thôi.


Món chem chép nấu rượu (có bỏ kem)

Thấy món này ít quá, muốn xơi thứ gì cho chắc bụng? Không sao, có thể nấu chem chép như vầy rồi trộn với mì pasta. Nước ngọt của chem chép, rồi rượu trắng, và kem tươi (nếu có) rưới lên sợi mì cũng tuyệt lắm. Bạn có thể cho thêm tí rau mùi cho tăng vị. Cách này cũng áp dụng được với tôm, nghêu, mực v.v…


Món pasta trộn chem chép, mùa nóng bạn có thể bỏ thêm tí lá bạc hà ăn cho mát.

Nhưng dĩ nhiên, công dụng lớn nhất của rượu vang trắng chính là làm sốt. Những sốt bơ, sốt kem… để ăn với thịt trắng như gà, cá, thỏ, đều là từ rượu vang trắng nấu với xương cá hay xương gà. Công thức làm nhìn chung rất dễ, nhưng mất công chuẩn bị trước. Cơ bản là phải xào hành tây, cần tây, và tỏi, rồi cho rượu vang vô, nấu bay hết chất cồn, sau đó cho xương cá, xương gà vào, đổ thêm nước thường rồi hầm hỗn hợp này thành nước dùng (xương gà hầm lâu được, xương cá chỉ 20-30 phút thôi).



Đổ rượu vào hỗn hợp xào để hầm làm nước dùng. Nếu thích thì có thêm cho nấm trắng, cà rốt vào xào chung trước khi bỏ xương, để nước thêm ngọt vị rau củ. Nên nhớ rượu trắng để làm sốt trắng, bởi vậy nếu có bỏ cà rốt thì bỏ ít thôi, không là nước hầm sẽ đổi màu.


Hầm xong thì lọc nước qua cái rây. Người Việt mình có thể giữ lại xương làm xí quách nhậu cho đỡ phí.

Nước đã lọc là nước dùng để làm ra đủ thứ loại sốt. Mẹo nhỏ: nấu một nồi nước dùng như vầy, rồi chịu khó đổ nước dùng vào khay làm đá, đem đông lạnh, từ từ bạn sẽ có một lô “viên đá nước dùng” ngon hơn viên knorr. Thời xưa làm gì có hóa chất công nghiệp để nấu nướng, những viên nêm đều là viên nước dùng hầm từ xương, đem đông lạnh thành cục. Bạn có thể dùng chúng nấu canh, hầm thịt, làm sốt v.v…


Những viên đá nước dùng.

Khi thích làm sốt, bạn có thể lấy vài viên đá ra, nấu cho tan chảy, rồi quậy với bơ hoặc kem tươi dưới lửa nhỏ cho hơi quánh lại tùy theo món ăn kèm. Nếu bạn muốn sốt có vị rượu nồng hơn, thì đun một chút rượu trước, sau đó đổ nước dùng (hoặc đá nước dùng) vào, cho bơ hoặc kem sau. Thứ sốt này còn có thể biến tấu ra lắm trò, nhưng cơ bản nhất là thế.


Món gà sốt kem nấm rất phổ biến bên Tây. Sốt kem này là từ công thức với rượu như trên. Nhìn chung, sốt xịn từ xương, làm đúng nguyên lý, biết lúc nào bỏ rượu vô, nấu cho bay cồn v.v… thì khi quậy với kem nó mới ngon, còn không thì mùi sẽ như kem béo ngậy pha nước lã.



Món cá bơn hấp rượu, ăn kèm nước sốt rượu trắng pha kem tươi và khoai tây nghiền (bắt thành dải vỏ sò quanh đĩa). Đây là món Pha Lê làm hồi… chưa biết gì, nên làm không khó đâu, chủ yếu là trang trí đẹp để lòe thôi.
Ngán thịt cá? Lấy rượu trắng làm sốt bơ rượu để chấm với rau. Lấy nước dùng pha với bơ, quậy từ từ, cho thêm muối, tiêu… là có thể lấy chấm cà rốt, củ cải, bí v.v…


Nước dùng pha bơ, chấm a-ti-sô. A-ti-sô luộc lên, để lạnh ăn sẽ ngon hơn nóng. Vào mùa oi bức có món mát này xơi thì còn gì bằng!

Sơ sơ thấy rượu trắng cho ra đời nhiều món thú vị. Khi nào rảnh Pha Lê sẽ viết kỹ về một món nào đó nấu với rượu trắng sau. Rượu đỏ cũng làm được nhiều món và cũng thú không kém. Các bạn đợi nhé.

Gà nấu nấm và rượu vang trắng


Món thịt gà nấu với nấm hương và rượu vang trắng dễ làm, có hương vị đậm đà, hấp dẫn. Hy vọng đây sẽ là món yêu thích của gia đình bạn trong dịp nghỉ lễ sắp tới.
Nguyên liệu:
  • Nấm hương hoặc loại nấm nào bạn thích, mộc nhĩ+ 1/4 con gà (lấy phần có đùi), chặt thành miếng vừa ăn
  • 300 ml rượu vang trắng
  • 1/2 muỗng rau mùi thái nhỏ
  • 2 muỗng bột mỳ đa dụng.
  • 2 củ tỏi bóc vỏ, đập nát
  • Muối

Cách làm: 
  • Trộn đều thịt gà với một ít bột mỳ.
  • Rán thịt gà với dầu ăn, chỉ cần cháy cạnh là được, không rán chín. Đừng đảo liên tục, đợi mặt bên này vàng rồi hẵng trở bên kia.
  • Cho tỏi vào chảo gà rồi để một lúc, sau đó cho thêm rượu trắng và ít muối. Khi rượu cạn còn khoảng một nửa, thì bạn cho thêm ít nước. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi thịt mềm. 
  • Tiếp tục cho thêm nấm, nấu trong khoảng 7-10 phút, thêm muối cho vừa, cho mùi tây vào, tắt bếp và dùng khi nóng.

Theo  Cooking Pratice

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

Uống rượu vang thế nào là đúng cách

Nguyên tắc dễ nhớ nhất để chọn rượu vang phù hợp với món ăn là rượu đỏ đi cùng thịt đỏ, rượu trắng đi cùng thịt trắng.

Chọn rượu 

Nên đến các cửa hàng rượu vang chuyên nghiệp, nơi có ngăn kệ đựng vang, có phân loại rượu, phòng điều hòa nhiệt độ, chế độ giữ ẩm chuẩn, người bán hàng hiểu biết để tư vấn cho bạn. Tránh những cửa hàng tạp phẩm bán lẫn vang với whisky, vodka.  
Nên dựa trên món chính để chọn rượu vang. Nguyên tắc dễ nhớ, dễ áp dụng nhất là rượu đỏ đi cùng thịt đỏ, rượu trắng đi cùng thịt trắng. Nhưng với thịt gà thì bạn lại cần vang đỏ, cá hồi và cá thu cũng vậy.  
Kết hợp thức ăn 
Nếu món chính là thịt bò, cừu thì lựa chọn đúng nhất là vang đỏ, nên dùng các dòng có vị chat nhiều như Cabernet Sauvignon, Pinot Noir hoặc các dòng vang đỏ của Italy. 
Nếu món chính là hải sản, chọn vang trắng có độ chat cao. Thịt lợn, gia cầm, các đồ ăn không có nhiều gia vị đậm như luộc, hấp cũng nên dùng rượu trắng. 
Các món quay, nướng như sườn cừu nướng, thịt dê xiên quay cả con thường được tẩm rất nhiều rau thơm và gia vị để át mùi ngấy. Nên chọn vang đỏ.  
Bảo quản và sử dụng 
Những chai vang thích được yên tĩnh và ủ lạnh (vang trắng 7-10 độ C, vang đỏ 13-16 độ C) trước khi dùng.  
Khi khui, gỡ bỏ lớp giấy bạc quanh cổ chai, có thể dùng lưỡi dao khứa quanh phần mép cổ chai để tách lớp giấy dễ hơn. Nhấn chóp lưỡi đồ khui ngay tâm điểm của nút bấc và xoay chậm lại cho đến khi lút được phân nửa lưỡi khui, tựa phần còn lại vào mép cổ chai và rút nhẹ ra. Với những chai rượu “lớn tuổi” bạn có thể làm gãy nút bấc. Nên bẻ hẳn phần gãy ra khỏi đồ khui và bắt đầu lại với phần còn mắc lại trong cổ chai. 
Dùng ly bầu có chân để đơn giản; loại dùng cho vang trắng bé hơn vang đỏ một chút. Không dùng ly màu mà chọn ly thủy tinh trong vắt hoặc pha lê để có thể nhận biết chất lượng rượu qua màu sắc. Theo độ tuổi, vang trắng chuyển từ sắc xanh nhạt sang nâu nhạt; còn vang đỏ nhạt màu dần đi. Thường thì vang đỏ càng có tuổi càng ngon nhưng vang trắng thì ngược lại.  
Xoay nhẹ chân ly để đảo rượu lên và hít nhẹ để cảm nhận được hương thơm của rượu. Ngụm đầu tiên, bạn đảo nhẹ trong vòm miệng để cảm nhận được hương vị một cách rõ nhất, nuốt nhẹ và thấy vị rượu lan tỏa.  
Thời điểm uống  
Thời điểm lý tưởng để thưởng thức rượu vang là 11 - 13h, khi khứu giác nhạy cảm nhất. Nhưng vào các ngày giữa tuần, nên uống lúc 19 – 21h, khi cơ thể và đầu óc ít nhiều đượcj nghỉ ngơi sau một ngày làm việc.  

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>