Thứ Ba, 14 tháng 5, 2013

Salad trộn rượu vang ngon miệng

Bạn không có nhiều thời gian để nấu bếp, bạn ưa thích món ăn ít béo mà vẫn cung cấp đầy đủ năng lượng. Đây là món ăn bạn không thể bỏ qua.

Nguyên liệu:
  • Rau xà lách (200g)
  • Cà chua ( 200g)
  • Thịt nguội (300g)
  • Rượu vang (100ml)
  • Dầu ăn, dấm, bột ngọt, muối, đường, quả hạnh nhân khô

Tiến hành:
Bước 1: Rau xà lách, cà chua ngâm qua nước muối rồi rửa sạch, để ráo nước

Bước 2: Cà chua thái miếng trộn cùng với xà lách. Thêm một chút dấm, đường, bột ngọt

Bước 3: Thịt nguội thái hình con chì vừa ăn rồi trộn cùng hỗp hợp rau củ
Bước 4: Cho thêm một chút quả hạnh nhân khô ( nếu không có bạn có thể thay thế bằng các loại hạt họ đậu khác đã luộn chín).Cho rượu vang vào hốn hợp

Trộn đều tất cả lên sau đó để khoảng 10 phút cho ngấm là bạn đã có món Salad trộn rượu vang.








     

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

Ẩm thực Pháp qua mắt một Việt kiều

Trong con mắt bạn bè thế giới, nền ẩm thực được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể này nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và đặc biệt là rượu vang.

Những người bạn Pháp của tôi khẳng định, nếu muốn thưởng thức hết tất cả các món ăn đặc trưng từng vùng miền của Pháp, tôi phải mất đến một năm với mỗi ngày là những món khác nhau. Quả thật món ăn của họ vô cùng đa dạng và phong phú, từng vùng miền đều có những món ăn truyền thống đặc trưng riêng. Tuy nhiên ẩm thực Pháp nổi tiếng nhất về gan ngỗng, bánh Creps, phô mai và các loại rượu vang.\
Những đặc sản trứ danh
Nước Pháp là nơi nổi tiếng về sản xuất gan ngỗng béo, chiếm hơn 70% thị phần thế giới, trong đó tuyệt đỉnh nhất là ở vùng Périgord thuộc tây nam nước Pháp. Ở đây còn nổi tiếng các món ăn chế biến từ vịt, gan vịt, patê gan vịt và nấm cêpes. Tuy nhiên gần đây, một số siêu thị ở Pháp bắt đầu từ chối bán gan ngỗng, gan vịt đóng hộp, bởi họ cho rằng đồng ý tiêu thụ nghĩa là đồng lõa với việc ngược đãi động vật. Ở Anh nhiều năm qua xảy ra nhiều vụ biểu tình yêu cầu các siêu thị ngừng bán gan ngỗng, gan vịt và kêu gọi mọi người tẩy chay sản phẩm mà họ cho là “độc ác” này.
Rượu ngâm với nấm Truffle cũng là đặc sản của vùng Périgord. Truffle là một loại nấm quý hiếm, đắt nhất thế giới, mọc thành chùm dưới lòng đất, thường ký sinh trong lớp rễ cây sồi và chỉ có ở một số vùng thuộc châu Âu. Để có được một cây nấm Truffle người ta phải kiên trì chờ đợi sự tác động của ánh nắng và mưa dông lên thảm đất suốt năm năm trời mới hình thành nên những cây nấm Truffle và thêm bao nhiêu đó thời gian nữa để nấm chín. Để tìm được nấm, trước đây người ta phải nhờ đến lợn vì khứu giác lợn thính hơn chó, nhưng vì lợn hay “ăn vụng” nên sau này người ta dùng chó cho việc “săn” nấm. Hiện ở Pháp nấm Truffle có giá từ 5.000 – 6.000 euro một ký.
Còn nói về phô mai, có lẽ không quốc gia nào trên thế giới “qua mặt” được Pháp về lượng sản xuất và tiêu thụ cũng như mức độ phong phú về chủng loại. Họ có hơn 500 loại phô mai với mùi vị khác nhau, chủ yếu được làm từ sữa bò, cừu và dê. Nổi tiếng nhất là phô mai Camembert với vị béo của sữa và mùi hương trái cây. Phô mai xanh vùng Roquefort trứ danh với mùi hương khá nồng nhưng dễ gây nghiện. Phô mai Saint - Nectaire lâu đời làm từ sữa bò tươi vùng Auvergne. Phô mai sữa dê Chevre Chaud đem đến cho thực khách mùi vị phô mai kinh điển nhưng độc đáo.
Tuy nhiên, có lẽ rượu vang mới là thứ đặc biệt khi nói về Pháp, mặc dù những người bạn láng giềng là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cũng khá nổi tiếng về rượu. Đi cả nước Pháp, nơi đâu ta cũng bắt gặp những cánh đồng trồng nho, những xưởng sản xuất rượu. Bước vào các siêu thị lớn ở Pháp, ta không phải gặp hàng ngàn mà là hàng chục ngàn chai rượu với hàng ngàn thương hiệu được bày bán.
Cửa hàng rượu lớn, nhỏ có mặt ở khắp nơi. Các nhãn hiệu rượu nổi tiếng ở Pháp xuất xứ từ các vùng sản xuất rượu lâu đời như Bordeaux, Pomerol, Burgundy, Alsace, Provence hay Thung lũng sông Rhône. Mỗi loại rượu được sản xuất tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng riêng của từng vùng, theo từng chủng loại nho, từng công thức chế biến, lưu trữ rượu riêng biệt và trong đó có cả sự nâng niu, chăm chút của những người sản xuất rượu.
Rượu Bordeaux nổi tiếng trên toàn thế giới bởi họ xuất khẩu rất nhiều nhưng ở Pháp, Pomerol lại là sự lựa chọn của những người có tiền, bởi rất ngon và khá đắt. Pomerol là một thị trấn thuộc tỉnh Gironde ở vùng Aquitaine, tây nam nước Pháp. Nếu bạn bỏ ra vài trăm euro để mua một chai rượu Pomerol mang về để trong nhà, vài năm sau mang ra bán, chắc chắn rằng bạn sẽ bán được từ gấp rưỡi đến gấp đôi, thậm chí gấp ba giá ban đầu. Theo tài liệu quảng cáo của một vài lâu đài rượu ở vùng Pomerol, Hoàng gia Anh rất chuộng rượu Pomerol và đặt mua đều đặn hằng năm.
Những chùm nho trĩu mọng trên đất Pháp cho ra loại rượu vang với hương vị khó quên. Ảnh: Destination360
Cầu kỳ nhưng khoa học Theo những người bạn Pháp, ngoài thời gian làm việc, phần lớn thời gian còn lại người Pháp dành cho… ăn uống. Tuy nhiên họ ăn uống rất thanh lịch và tao nhã. Dù bận rộn đến đâu họ cũng ngồi vào bàn ăn và ăn một cách từ tốn. Bạn sẽ chẳng bao giờ bắt gặp một người Pháp vừa đi vừa ăn uống vội vã trên đường. Nhai thức ăn phát ra tiếng kêu, dùng tăm xỉa răng sau khi ăn bị xem là bất lịch sự ở Pháp.
Cách nấu nướng, bày trí thức ăn cũng rất công phu. Khi ăn, họ luôn bắt đầu bằng món khai vị, rồi đến một hoặc hai món chính, cuối cùng là món tráng miệng. Cách họ chọn dao, nĩa cũng tùy vào món ăn. Tôi nhận thấy điều đó khi ăn ở nhà hàng, phục vụ luôn đổi loại dao, nĩa khi mang món mới đến. Họ bảo sẽ thức ăn sẽ kém ngon nếu đựng trong chiếc dĩa hoặc dao, nĩa không phù hợp. Tương tự với rượu, chiếc ly phải phù hợp với từng loại rượu. Ngay cả tư thế ngồi khi ăn uống cũng được người Pháp xem trọng.
Bữa ăn hằng ngày của họ thường có rượu vang, ít nhất là một, hai ly. Ở Việt Nam chúng ta thường phân chia rất đơn giản: rượu vang đỏ dành để uống các món ăn từ thịt, còn vang trắng thì uống khi ăn cá. Thế nhưng với người Pháp, riêng vang đỏ họ có hàng trăm loại với hàng ngàn nhãn hiệu. Thức ăn nào phải chọn rượu nấy.
Ví dụ như khi ăn thịt và một số loài động vật hoang dã, họ uống rượu Pomerol, Margaux, St Emilion hoặc Bordeaux loại mạnh. Còn khi thưởng thức gan ngỗng, thì lại dùng rượu vang trắng ngọt như Mont Bazillac, Sauterne, Bonnezeaux. Còn sôcôla thì lại phù hợp với rượu đỏ ngọt tự nhiên như Maury, Grenache. Nếu muốn nhấm nháp chút vang với các món tráng miệng thì có rượu vang trắng Alsace, Bordeaux.
Tuy nhiên, có một điều ngạc nhiên cho tôi: người Pháp gọi các loại vang là rượu, còn với rượu mà người Việt Nam gọi “rượu mạnh” thì họ lại gọi “alcohol” (cồn). Đa số người Pháp không thích uống “cồn” bởi họ cho rằng rất hại sức khỏe. Gần như tất cả người Pháp đều uống rượu, kể cả những cô cậu bé tuổi teen. Hoàn toàn không có gì lạ khi bạn nhìn thấy những cô cậu bé 12, 13 tuổi khi ăn tối, cũng uống cùng bố mẹ một, hai ly rượu.
Tác giả trước một nhà hàng đặc sản vùng Périgord. Ảnh do độc giả cung cấp.
Nhiều nhà hàng, khách chỉ cần chọn thức ăn, họ sẽ mang đến cho khách loại rượu phù hợp. Một số nhà hàng trứ danh về rượu, khách đến muốn thưởng thức rượu hơn là ăn thì chỉ cần khách cho biết thích uống loai rượu nào, họ sẽ mang thức ăn phù hợp với loại rượu ấy. Bởi vì nếu chọn không phù hợp, rượu sẽ làm mất mùi thức ăn hoặc thức ăn làm cho rượu kém ngon. Chính vì “cầu kỳ” nên bữa ăn của người Pháp, nhất là bữa tối, thường tiêu tốn nhiều thời gian. Bữa tối đối với họ rất quan trọng bởi đó là thời gian để tận hưởng cùng nhau, để xẻ chia, tâm sự với nhau.
Người Pháp thích nấu nướng và mời bạn bè đến nhà ăn uống. Khi mời bạn bè, họ thường đi chợ vào sáng sớm để chọn thức ăn tươi ngon và dành gần như nửa ngày để nấu nướng. Nếu bạn được một người Pháp mời đến nhà ăn tối, bạn phải mua bó hoa hoặc sôcôla để tặng cho nữ gia chủ, đó là phép lịch sự và họ vô cùng hạnh phúc nếu bạn khen họ nấu ăn ngon.
Bữa sáng của đa số người Pháp không có thịt hoặc các sản phẩm chế biến từ thịt. Những thứ bắt buộc trong bữa sáng của họ gồm bánh mì, bánh sừng bò (croissant), bơ, mật ong, mứt dâu, yaourt, nước cam tươi, cà phê.
Nói chung, ẩm thực của người Pháp vừa là nghệ thuật vừa rất khoa học. Chính vì ăn uống khoa học nên thật khó bắt gặp người lớn hay trẻ em Pháp béo phì. Và có lẽ chuyện ăn uống cũng góp phần làm nên tính cách nói chung của người Pháp: lịch sự, nhẹ nhàng và lãng mạn chăng?
Trúc Linh

Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tự sản xuất rượu vang theo cách riêng của đại gia

Sở hữu một căn penthouse cao cấp hay biệt thự đã trở nên nhàm chán. Thứ bất động sản xa xỉ thời thượng hiện nay là một vườn nho.

Khi các đại gia bắt đầu quan tâm đặc biệt tới rượu vang và các vườn nho, một loại dịch vụ mới của tập đoàn Chrisitie's sẽ ra đời nhằm giúp họ nắm bắt được quá trình mua bán này.

Các đại gia thế giới bắt đầu thấy nhàm chám với mọi thứ bất động sản quen thuộc như nhà cửa hay các căn hộ cao cấp. Họ chuyển hướng quan tâm qua các vườn nho. Rượu vang hảo hạng là một thứ tài sản mang đầy đủ các đặc điểm về chiều sâu văn hóa, dấu ấn cá nhân và vừa đủ giá trị để thu hút các nhà đầu tư nghiêm túc vào một số các vườn nho đang đi vào hoạt động.

Một sự kiện đặc biệt của nhà Christie's dự định diễn ra tại Hong Kong vào ngày 25/5 tới, dành cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia về chuyện mua bán các vườn nho là "Vineyards by Christie's International Real Estate". Sự kiện này sẽ tập trung vào cung cấp một dịch vụ liên kết những nhà đầu tư quan tâm tới hoạt động kinh doanh nho và rượu, với các chuyên gia rượu vang, bất động sản rượu vang hàng đầu thế giới. Chủ trì sự kiện là Bonnie Stone Sellers, Tổng giám đốc của Hiệp hội bất động sản quốc tế Christie's.
Dễ nhận thấy rằng nếu so với các biểu tượng văn hóa lâu đời nhất, một vườn nho có những lý do quyến rũ bất kì ai. Những tua xoắn đầy sức sống của nho đã được dùng trong các nghi thức chúc mừng ở các hầm mộ Ai Cập cổ đại, trong tranh Hy Lạp, La Mã, trước khi xuất hiện ở Trung Quốc trong triều đại nhà Hán, thế kỉ thứ ba sau công nguyên. Trong suốt thời Trung Cổ châu Âu, hình ảnh liên quan đến chùm nho và bình nho cũng xuất hiện trên các loại thảm, trang phục, giáo đường Do Thái, giường gỗ sồi hay một số chất liệu dành để ghi chép.

Và, con người hiện đại cũng đang quen với việc uống, nếm thứ chất lỏng lên men từ quả nho. Trong năm 2010, ngành công nghiệp rượu vang toàn cầu sản xuất được 26.216.967 tấn vang (tương đương mỗi người trên trái đất này được uống 5 chai vang).

Riêng ở Ý và Pháp, sản lượng này là 4,5 triệu tấn, gấp đôi sản lượng vang ở Mỹ và gấp 4 lần ở Úc. Các quốc gia Âu châu vẫn chủ yếu kiểm soát các qui trình sản xuất, riêng giá cả vang thì lại tùy thuộc vào các hãng rượu vang lâu đời. Hiện tại, một số vườn nho lâu năm ở châu Âu đang được rao bán ở mức giá thấp hơn 40% so với giá ở một thập kỉ trước.

Nhu cầu khổng lồ của thị trường châu Á đối với hàng hóa cao cấp phương Tây đang khiến lục địa này tiếp nhận rượu vang nồng nhiệt, nhất là sau khi Trung Quốc bãi bỏ luật áp thuế lên đồ uống có cồn năm 2008. Khi đó Hong Kong trở thành điểm đến tuyệt vời và đông đúc cho hoạt động kinh doanh rượu. Doanh thu ở Trung Quốc đã tăng đến 194,5 % trong khoảng 2007 đến 2011 và dự báo con số này có thể tăng mạnh trong khoảng 2012 đến 2016. Lúc đó, Vinexpo (một triển lãm và diễn đàn về vang được tổ chức luân phiên hàng năm giữa Bordeaux và Hong Kong) mong đợi rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Tháng 11 năm ngoái, một lô rượu vang gồm 10,000 chai rượu đã bị phát hiện trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Ôn Châu, gần Thượng Hải. Nhưng hầu hết rượu trong số này là rượu giả. 70% chai vang mang nhãn Château Lafite được bán ở Trung Quốc cũng là giả. Kiểm soát hoạt động sản xuất rượu vang cao cấp tại thị trường đang nổi này được cho là sẽ sinh nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thế nhưng liệu các nhà đầu tư quốc tế có thể giành được các vườn nho ở mức cao xa thế này không?

Điều này vẫn còn phải được xem xét. Mùa hè trước, một vườn nho Burgundian tại khu vực lâu đài Château de Gevrey-Chambertin có từ thời Trung Cổ đã được Louis Ng, giám đốc một casino ở Macao, bán với giá 10 triệu USD. Mức giá này tương đương giá của một căn hộ lớn, cao cấp thuộc vùng thượng lưu London Knightbridge hoặc khu nhà giàu Upper East Side, Manhattan.

Louis Ng có tiếng như là một người sành rượu. Trên thực tế, cách tiếp nhận của mỗi vùng rượu nho đối với các nhà đầu tư quốc tế khá đa dạng. Tại Bordeaux, miền đất sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư châu Á được xem như là nhóm người cứu rỗi nền công nghiệp "ốm yếu" bởi các loại suy thoái và đảo điên của giá cả.

"Bordeaux khá khác biệt so với Burgundy: vùng đất này đã trở thành đất tứ xứ từ ít nhất 700 năm nay", Michael Baynes, một chuyên gia của hãng bất động sản Maxwell-Storrie-Baynes, có trụ sở đóng tại Bordeaux cho biết. Công ty này hiện là một trong các thành viên của tập đoàn tài chính quốc tế Christie's, chuyên hợp tác cung cấp và triển khai dịch vụ tư vấn và một số dịch vụ nhất định khác.

Tập đoàn Christie's cho biết lợi nhuận từ mạng lưới hội viên của tập đoàn giúp cung cấp một gói dịch vụ hoàn hảo trong quá trình nắm bắt được quyền sở hữu hợp pháp (tiếng Pháp của loại văn bản này là relevé parcellaire - dành cho những vườn nho cần được mô tả chi tiết và yêu cầu được thẩm tra - và một số loại giấy tờ khác có vai trò quan trọng trong quá trình mua bán với các điều khoản bắt buộc phải tuân theo hoặc tùy thuộc vào lựa chọn của bên mua).

Ngoài ra, dịch vụ này cũng cung cấp nhiều trợ giúp chuyên môn về trách nhiệm trong sản xuất, giá cả các loại rượu quý và hiếm, đàm phán và mức tự do trong hoạt động phân phối nội địa.

Nguyên nhân để các gia đình sở hữu vườn nho bên Pháp bán các bất động sản, theo Baynes, là "Lí do bán thường khá đặc trưng, nếu trong một gia đình 3 anh em trai được thừa kế 1 vườn nho nhưng cả không ai trong số họ có khả năng mua đứt phần thừa kế của hai người kia. Thế là, họ bán".

Trong một năm, trung bình có khoảng 30 vườn nho Bordeaux được bán qua bán lại, và trong 30 tháng trước, cứ một tháng lại có hai người Trung Quốc mua những bất động sản loại này. Điều này có nghĩa là hơn 2/3 các vườn nho hiện tại có khả năng được bán cho các chủ người Trung Quốc.

Vậy ai là những nhà đầu tư mới? Có hai dạng chủ đầu tư này: Một là những nhà sản xuất vang lâu năm - nhóm người đã sở hữu một lâu đài nho, hiểu được quá trình và cơ hội để mở rộng kinh doanh; và hai là các đại gia quốc tế, nhưng người biết ít nhưng dám chi nhiều. Trong cả hai trường hợp, Christie's sẽ kiểm tra tài khoản kiểm toán liên quan tới họ, điều khiển và giúp quá trình giao dịch diễn ra trơn tru, đồng thời thành lập mô hình và các mối quan hệ kinh doanh chuẩn mực.

"Những người mua có khi cũng là những nhà ngoại giao Hoa Kỳ, họ muốn thưởng thức cuộc sống với một vườn nho, hoặc những nhà tài phiệt và các chuyên gia rượu cũng từ Hoa Kỳ, những người chỉ muốn làm ra loại vang hảo hạng nhất", theo Baynes.

Cũng theo ông, rất ít chủ các vườn nho đầu tư vì tiền. Họ làm vì đam mê hoặc sở thích, họ có tiền và chỉ muốn mua một vườn nho vì điều đó làm họ vui.

Tuy vậy, để làm ra được một loại vang với sản lượng lớn, đam mê cá nhân thôi chưa đủ, nó cần được kết hợp với những khả năng tối quan trọng liên quan đến người lao động và máy móc. Và khi nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu tăng lên theo phong trào "uống vang là mốt", các chủ đầu tư càng đầu tư thương mại hoành tráng, thì các sản phẩm cuối càng ít mang dấu ấn cá nhân của họ. Một lượng vang lớn sẽ được vận chuyển đến châu Á. Liệu sẽ có hệ quả gì từ điều này?

Hiệp hội kiểm soát xuất xứ và tiêu chuẩn vang theo vùng (Appellation d’Origine Contrôlée - AOC) đã áp dụng các quy chế nhất định để bảo vệ món đồ ăn thức uống đặc trưng cho từng vùng ở châu Âu, đặt biệt là ở Pháp, nơi khái niệm này ra đời và chính phủ Pháp vẫn rất trọng vọng những nhà sản xuất đồ ăn thức uống dạng này.

Tuy nhiên, cây viết chuyên về vang của báo Financial Times, nhấn mạnh rằng các tay rượu Trung quốc thường thích "vang đỏ, nhạt, khô, không quan trọng rằng nơi nào sản xuất ra nó. Điều này đang thay đổi dần dần từ từ nhưng chắc chắn không đủ mạnh để khiến người Pháp thay đổi cách thức làm rượu ở Bordeaux".

Đà Lạt - niềm tự hào của Vang Việt Nam

Khi nói đến rượu vang thì người Việt Nam nói chung và người Đà Lạt nói riêng rất tự hào bởi đã có Vang Đàlạt – thương hiệu rượu vang đầu tiên của Việt Nam được chế biến từ xứ sở Đà Lạt thơ mộng. 

Chính Vang Đàlạt của công ty CP Thực Phẩm Lâm Đồng (Ladofoods) đã “tiên phong, khai phá” mảnh đất Đà Lạt, kiến tạo nó từ một địa danh không những chỉ được biết đến về du lịch, nghỉ dưỡng như trước đây, mà còn là nơi sản sinh ra các loại rượu vang Việt Nam thành danh như ngày nay. Tuy chưa nổi tiếng thế giới như các loại rượu vang của Pháp, Úc, Chile… nhưng Vang Đàlạt đã được người tiêu dùng trong và ngoài nước đánh giá cao, tin dùng bởi chính cái "gu" rất riêng, độc đáo, có sự hòa quyện giữa nét cổ điển của rượu vang phương Tây & tính chân phương, thân thiện, gần gũi của vùng đất & con người Đà Lạt.

Hiện nay, Vang Đàlạt đã có mặt khắp nơi trên toàn quốc, được người tiêu dùng ưa chuộng, tin dùng, sản phẩm được xuất khẩu đến thị trường của một số nước khu vực châu Á,  như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia, Campuchia... Vang Đàlạt đạt được nhiều giải thưởng có uy tín, giá trị: 12 năm liên tục được bình chọn danh hiệu "Hàng Việt Nam chất lượng cao" (2001 – 2013), Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt (2003 – 2011), Giải thưởng Chất lượng Việt Nam (2005 – 2010), thương hiệu nổi tiếng Việt Nam 3 lần liên tiếp (2006 – 2008 – 2010), Top 100 sản phẩm tốt nhất do người tiêu dùng bình chọn năm 2010, cúp kỷ lục thương hiệu rượu vang nổi tiếng nhất Việt Nam của Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam Vietbooks,…  được Chính phủ Việt Nam chọn làm thức uống chính thức phục vụ Hội nghị thượng đỉnh APEC lần thứ 14 vào năm 2006 tại Hà Nội. Kể từ đó, Vang Đàlạt đại diện cho thương hiệu sản phẩm rượu vang Việt Nam, thường xuyên phục vụ các nghi thức ngoại giao ở tầm quốc gia.

Đến nay đã có gần 40 chủng loại sản phẩm có thể đáp ứng được nhiều tầng lớp, nhóm đối tượng tiêu dùng khác nhau ở trong và ngoài nước; đặc biệt, qua nghiên cứu thị trường người tiêu dùng, công ty đã phát hiện thêm một phân khúc khách hàng có nhu cầu mua làm quà tặng, chính vì thế, trong vài năm trở lại đây, công ty thường xuyên đầu tư nguồn lực để phát triển dòng sản phẩm có ý nghĩa này, cụ thể nhân dịp mùa mua sắm cuối năm & năm mới 2013, công ty đã cho ra đời nhiều chủng loại sản phẩm quà tặng (giftbox) phải kể đến như: chai rượu Vang Đàlạt thủy tinh 03 lít có giá đu treo bằng gỗ thông của Đà Lạt, hộp gỗ 02 chai rượu vang Đàlạt dung tích 750 ml, trống gỗ Vang Đàlạt có sẳn túi phức hợp đựng 03 lít rượu Vang Đàlạt bên trong, …là những món quà tặng hấp dẫn, rất có ý nghĩa cho người thân & bạn bè, là dòng sản phẩm thật sự: “ưng ý cho người mua, thú vị cho người nhận” .
 
Với sứ mạng là thương hiệu rượu vang tiên phong của Việt Nam, có tên thương hiệu gắn liền với địa danh Đà Lạt, Vang Đàlạt luôn hưởng ứng tham gia, tài trợ các hoạt động văn hóa, làng nghề  tại địa phương. Đặc biệt, trong các kỳ Festival hoa Đà Lạt, Vang Đàlạt luôn có một không gian “hoa và rượu vang” riêng biệt để phục vụ du khách, góp thêm sắc màu trong những kỳ lễ hội này. “Đêm hội rượu vang” luôn là điểm nhấn bế mạc Festival Hoa Đà Lạt. Tại đây, Vang Đàlạt luôn đem đến cho du khách, người tiêu dùng và công chúng gần xa các chương trình biểu diễn nghệ thuật vũ điệu đường phố sôi động, đậm nét bản sắc của thành phố Festival Hoa Đà Lạt, công chúng được thoải mái thưởng thức, trải nghiệm rượu Vang Đàlạt, một “dạ tiệc rượu vang đường phố” với hàng chục nghìn lượt người tham dự trong thời tiết se lạnh của Đà Lạt, luôn tạo ra một không gian huyền hoặc, ấm cúng, lãng mạn, ghi khắc những dấu ấn đẹp, khó quên trong lòng du khách, công chúng của khắp mọi miền đất nước tề tựu về đây, là đề tài thú vị luận bàn của giới truyền thông cả nước.

Có thể khẳng định rằng Vang Đàlạt của công ty Ladofoods đã khơi dậy nét văn hóa tiêu dùng rượu vang của người Việt bằng cuộc trường chinh  không ngừng nghỉ trong nhiều năm qua trên khắp các vùng miền cả nước, để từ đây từng bước hình thành, xây dựng nên tập quán tiêu dùng rượu vang, đánh thức cộng đồng xã hội cảm nhận những nét đẹp trong văn hóa rượu vang, tạo nên dấu mốc, điểm son khởi đầu, là tiền đề cho ngành chế biến rượu vang, chưa từng có tiền lệ trước đây ở Việt Nam nói chung & Đà Lạt nói riêng phát triển.

Trứng cuộn hấp - món ngon giữa tuần

Trứng hấp -  món ăn có thể khiến bạn mê mẩn nếu một lần đã thưởng thức qua. Cùng học cách làm món ăn này nhé.


Nguyên liệu:
  • Trứng gà (vịt): 3 quả
  • Thịt lợn: 150 g
  • Mộc nhĩ, nấm hương: 5 tai
  • Cà rốt: 2/4 củ
  • Lá chuối
  • Gia vị: bột canh, mì chính, dầu ăn
 Cách làm:
Bước 1: Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở thái sợi nhỏ, cà rốt bào sợi.
Bước 2: Thịt thái nhỏ rồi băm nhuyễn trộn với một chút xíu gia vị.
Bước 3: Đập 3 quả trứng gà rồi đánh tan.
Bước 4: Cho dầu ăn vào rán mỏng trứng.
Bước 4: Khi trứng chín, cắt làm hai phần. Đặt trứng lên một mặt phẳng sạch rồi cho thịt lên trên phủ kín mặt trứng rồi cho nấm hương, mộc nhĩ và cà rốt.
Bước 5: Cuộn tròn trứng lại và đặt lên lá chuối đã được rửa sạch rồi lại cuộn tiếp lần nữa.
Bước 6: Cho trứng vào hấp cách thủy khoảng 20-25 phút rồi cho ra.
Bước 7: Bóc lớp vỏ chuối ra rồi cắt lát trứng dày khoảng 2-3 cm. Bày trứng cuộn hấp lên đĩa rồi dùng với cơm nóng.



Học cách làm trứng cuộn kimpap ngon miệng

Trứng cuộn kimpap- ăn hoài mà không ngấy. Vậy bạn đã biết cách làm món trứng cuộn độc đáo này chưa?
 Nguyên liệu:
  • Trứng vịt hoặc trứng gà: 2 quả
  • Lá kim (loại lá rong biển dùng để cuộn kimbap/sushi): 1 lá
  • Dầu ăn, hạt nêm

Cách làm:
  • Bước 1: Đập trứng gà ra bát, đánh tan cùng hạt nêm và chút nước lọc (khoảng 2 thìa cà phê).
  • Bước 2: Láng đều dầu ăn khắp bề mặt chảo. Vặn lửa ở mức nhỏ vừa phải rồi đổ trứng vào tráng.
  • Bước 3: Cầm cán chảo láng qua láng lại cho trứng dàn đều, khi mặt dưới trứng bắt đầu đông và mặt trên hơi se se thì đặt lá kim vào, ấn xuống cho lá kim bám chặt vào trứng, hạ lửa xuống mức nhỏ nhất.
  • Bước 4: Nhanh tay cuộn trứng lại.
  • Bước 5: Tiếp tục rán đến khi trứng chín hẳn. Thái thành những khoanh vừa ăn, dùng nóng.
  • Chúc các bạn ngon miệng với món trứng cuộn rong biển đầy hấp dẫn này nhé.

Trứng cuộn thịt bằm ngon mắt

Không chỉ ngon miệng mà còn đẹp mắt nữa. Đó là những gì mà món trứng cuộn thịt bằm đem lại cho người thưởng thức. 
Nguyên liệu:
  • Hành tây ½ củ
  • Cà chua ½ quả
  • Cà rốt: ½ củ
  • Hành khô
  • Hạt nêm
  • Trứng: 2 quả
  • Thịt lợn băm: 100g
  • Rau mùi ta, hành hoa
  • Dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Chuẩn bị hành tây, cà chua, hành hoa, mùi tàu và cà rốt sơ chế, rửa sạch. Sau đó cà chua, hành tây, cà rốt cắt hạt lựu. Hành hoa, mùi tàu thái nhỏ.
Bước 2: Thịt lợn rửa sạch với nước muối sau đó thái mỏng băm nhỏ.
Bước 3: Phi thơm hành củ với dầu ăn rồi cho thịt băm vào xào chín. Nêm 1 thìa cà phê bột nêm.
Bước 4: Cho cà rốt, hành tây và cà chua vào đảo nhanh tay (nên bật lửa to để xào). Khoảng 3 phút tắt bếp.
Bước 5: Cho hành hoa, mùi tàu vào rồi đổ ra bát.
Bước 6: Trứng vịt đập ra bát đánh tan.
Bước 7: Rán mỏng.
Bước 8: Cho hỗn hợp thịt vừa xào vào. Từ từ gói trứng lại. Sau đó lật úp phần trứng xuống rán thêm khoảng 2 phút là được.
Bước 9: Cho trứng cuộn thịt băm ra đĩa cắt miếng vừa ăn

Cũng là trứng rán nhưng như thế này sẽ ngon hơn rất nhiều!

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>