Thứ Tư, 8 tháng 5, 2013

Tự sản xuất rượu vang theo cách riêng của đại gia

Sở hữu một căn penthouse cao cấp hay biệt thự đã trở nên nhàm chán. Thứ bất động sản xa xỉ thời thượng hiện nay là một vườn nho.

Khi các đại gia bắt đầu quan tâm đặc biệt tới rượu vang và các vườn nho, một loại dịch vụ mới của tập đoàn Chrisitie's sẽ ra đời nhằm giúp họ nắm bắt được quá trình mua bán này.

Các đại gia thế giới bắt đầu thấy nhàm chám với mọi thứ bất động sản quen thuộc như nhà cửa hay các căn hộ cao cấp. Họ chuyển hướng quan tâm qua các vườn nho. Rượu vang hảo hạng là một thứ tài sản mang đầy đủ các đặc điểm về chiều sâu văn hóa, dấu ấn cá nhân và vừa đủ giá trị để thu hút các nhà đầu tư nghiêm túc vào một số các vườn nho đang đi vào hoạt động.

Một sự kiện đặc biệt của nhà Christie's dự định diễn ra tại Hong Kong vào ngày 25/5 tới, dành cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm lời khuyên từ các chuyên gia về chuyện mua bán các vườn nho là "Vineyards by Christie's International Real Estate". Sự kiện này sẽ tập trung vào cung cấp một dịch vụ liên kết những nhà đầu tư quan tâm tới hoạt động kinh doanh nho và rượu, với các chuyên gia rượu vang, bất động sản rượu vang hàng đầu thế giới. Chủ trì sự kiện là Bonnie Stone Sellers, Tổng giám đốc của Hiệp hội bất động sản quốc tế Christie's.
Dễ nhận thấy rằng nếu so với các biểu tượng văn hóa lâu đời nhất, một vườn nho có những lý do quyến rũ bất kì ai. Những tua xoắn đầy sức sống của nho đã được dùng trong các nghi thức chúc mừng ở các hầm mộ Ai Cập cổ đại, trong tranh Hy Lạp, La Mã, trước khi xuất hiện ở Trung Quốc trong triều đại nhà Hán, thế kỉ thứ ba sau công nguyên. Trong suốt thời Trung Cổ châu Âu, hình ảnh liên quan đến chùm nho và bình nho cũng xuất hiện trên các loại thảm, trang phục, giáo đường Do Thái, giường gỗ sồi hay một số chất liệu dành để ghi chép.

Và, con người hiện đại cũng đang quen với việc uống, nếm thứ chất lỏng lên men từ quả nho. Trong năm 2010, ngành công nghiệp rượu vang toàn cầu sản xuất được 26.216.967 tấn vang (tương đương mỗi người trên trái đất này được uống 5 chai vang).

Riêng ở Ý và Pháp, sản lượng này là 4,5 triệu tấn, gấp đôi sản lượng vang ở Mỹ và gấp 4 lần ở Úc. Các quốc gia Âu châu vẫn chủ yếu kiểm soát các qui trình sản xuất, riêng giá cả vang thì lại tùy thuộc vào các hãng rượu vang lâu đời. Hiện tại, một số vườn nho lâu năm ở châu Âu đang được rao bán ở mức giá thấp hơn 40% so với giá ở một thập kỉ trước.

Nhu cầu khổng lồ của thị trường châu Á đối với hàng hóa cao cấp phương Tây đang khiến lục địa này tiếp nhận rượu vang nồng nhiệt, nhất là sau khi Trung Quốc bãi bỏ luật áp thuế lên đồ uống có cồn năm 2008. Khi đó Hong Kong trở thành điểm đến tuyệt vời và đông đúc cho hoạt động kinh doanh rượu. Doanh thu ở Trung Quốc đã tăng đến 194,5 % trong khoảng 2007 đến 2011 và dự báo con số này có thể tăng mạnh trong khoảng 2012 đến 2016. Lúc đó, Vinexpo (một triển lãm và diễn đàn về vang được tổ chức luân phiên hàng năm giữa Bordeaux và Hong Kong) mong đợi rằng Trung Quốc sẽ trở thành thị trường tiêu thụ rượu vang lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.

Tháng 11 năm ngoái, một lô rượu vang gồm 10,000 chai rượu đã bị phát hiện trong một ngôi nhà bỏ hoang ở Ôn Châu, gần Thượng Hải. Nhưng hầu hết rượu trong số này là rượu giả. 70% chai vang mang nhãn Château Lafite được bán ở Trung Quốc cũng là giả. Kiểm soát hoạt động sản xuất rượu vang cao cấp tại thị trường đang nổi này được cho là sẽ sinh nguồn lợi nhuận khổng lồ. Thế nhưng liệu các nhà đầu tư quốc tế có thể giành được các vườn nho ở mức cao xa thế này không?

Điều này vẫn còn phải được xem xét. Mùa hè trước, một vườn nho Burgundian tại khu vực lâu đài Château de Gevrey-Chambertin có từ thời Trung Cổ đã được Louis Ng, giám đốc một casino ở Macao, bán với giá 10 triệu USD. Mức giá này tương đương giá của một căn hộ lớn, cao cấp thuộc vùng thượng lưu London Knightbridge hoặc khu nhà giàu Upper East Side, Manhattan.

Louis Ng có tiếng như là một người sành rượu. Trên thực tế, cách tiếp nhận của mỗi vùng rượu nho đối với các nhà đầu tư quốc tế khá đa dạng. Tại Bordeaux, miền đất sản xuất rượu vang lớn nhất thế giới, các nhà đầu tư châu Á được xem như là nhóm người cứu rỗi nền công nghiệp "ốm yếu" bởi các loại suy thoái và đảo điên của giá cả.

"Bordeaux khá khác biệt so với Burgundy: vùng đất này đã trở thành đất tứ xứ từ ít nhất 700 năm nay", Michael Baynes, một chuyên gia của hãng bất động sản Maxwell-Storrie-Baynes, có trụ sở đóng tại Bordeaux cho biết. Công ty này hiện là một trong các thành viên của tập đoàn tài chính quốc tế Christie's, chuyên hợp tác cung cấp và triển khai dịch vụ tư vấn và một số dịch vụ nhất định khác.

Tập đoàn Christie's cho biết lợi nhuận từ mạng lưới hội viên của tập đoàn giúp cung cấp một gói dịch vụ hoàn hảo trong quá trình nắm bắt được quyền sở hữu hợp pháp (tiếng Pháp của loại văn bản này là relevé parcellaire - dành cho những vườn nho cần được mô tả chi tiết và yêu cầu được thẩm tra - và một số loại giấy tờ khác có vai trò quan trọng trong quá trình mua bán với các điều khoản bắt buộc phải tuân theo hoặc tùy thuộc vào lựa chọn của bên mua).

Ngoài ra, dịch vụ này cũng cung cấp nhiều trợ giúp chuyên môn về trách nhiệm trong sản xuất, giá cả các loại rượu quý và hiếm, đàm phán và mức tự do trong hoạt động phân phối nội địa.

Nguyên nhân để các gia đình sở hữu vườn nho bên Pháp bán các bất động sản, theo Baynes, là "Lí do bán thường khá đặc trưng, nếu trong một gia đình 3 anh em trai được thừa kế 1 vườn nho nhưng cả không ai trong số họ có khả năng mua đứt phần thừa kế của hai người kia. Thế là, họ bán".

Trong một năm, trung bình có khoảng 30 vườn nho Bordeaux được bán qua bán lại, và trong 30 tháng trước, cứ một tháng lại có hai người Trung Quốc mua những bất động sản loại này. Điều này có nghĩa là hơn 2/3 các vườn nho hiện tại có khả năng được bán cho các chủ người Trung Quốc.

Vậy ai là những nhà đầu tư mới? Có hai dạng chủ đầu tư này: Một là những nhà sản xuất vang lâu năm - nhóm người đã sở hữu một lâu đài nho, hiểu được quá trình và cơ hội để mở rộng kinh doanh; và hai là các đại gia quốc tế, nhưng người biết ít nhưng dám chi nhiều. Trong cả hai trường hợp, Christie's sẽ kiểm tra tài khoản kiểm toán liên quan tới họ, điều khiển và giúp quá trình giao dịch diễn ra trơn tru, đồng thời thành lập mô hình và các mối quan hệ kinh doanh chuẩn mực.

"Những người mua có khi cũng là những nhà ngoại giao Hoa Kỳ, họ muốn thưởng thức cuộc sống với một vườn nho, hoặc những nhà tài phiệt và các chuyên gia rượu cũng từ Hoa Kỳ, những người chỉ muốn làm ra loại vang hảo hạng nhất", theo Baynes.


Cũng theo ông, rất ít chủ các vườn nho đầu tư vì tiền. Họ làm vì đam mê hoặc sở thích, họ có tiền và chỉ muốn mua một vườn nho vì điều đó làm họ vui.

Tuy vậy, để làm ra được một loại vang với sản lượng lớn, đam mê cá nhân thôi chưa đủ, nó cần được kết hợp với những khả năng tối quan trọng liên quan đến người lao động và máy móc. Và khi nhu cầu của người tiêu dùng bắt đầu tăng lên theo phong trào "uống vang là mốt", các chủ đầu tư càng đầu tư thương mại hoành tráng, thì các sản phẩm cuối càng ít mang dấu ấn cá nhân của họ. Một lượng vang lớn sẽ được vận chuyển đến châu Á. Liệu sẽ có hệ quả gì từ điều này?

Hiệp hội kiểm soát xuất xứ và tiêu chuẩn vang theo vùng (Appellation d’Origine Contrôlée - AOC) đã áp dụng các quy chế nhất định để bảo vệ món đồ ăn thức uống đặc trưng cho từng vùng ở châu Âu, đặt biệt là ở Pháp, nơi khái niệm này ra đời và chính phủ Pháp vẫn rất trọng vọng những nhà sản xuất đồ ăn thức uống dạng này.

Tuy nhiên, cây viết chuyên về vang của báo Financial Times, nhấn mạnh rằng các tay rượu Trung quốc thường thích "vang đỏ, nhạt, khô, không quan trọng rằng nơi nào sản xuất ra nó. Điều này đang thay đổi dần dần từ từ nhưng chắc chắn không đủ mạnh để khiến người Pháp thay đổi cách thức làm rượu ở Bordeaux".

Đăng nhận xét

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>