Thứ Năm, 13 tháng 6, 2013

Đặc sản Quảng Bình dân dã mà ngon miệng

Quảng Bình không chỉ có bờ biển Nhật Lệ tuyệt đẹp, những hang động có một không hai mà còn bởi những món ăn nhớ mãi không quên.


 1. Bánh xèo Quảng Hòa
Bánh xèo Quảng Hòa làm bằng gạo đỏ, hoa văn nổi đều, đơn giản nhưng phải đủ các món kèm theo: cá chuối, nộm, rau sống, bánh đa và nước chấm.
Đĩa nộm gồm có giá, rau két và vừng. Đậu đỗ giá làm nộm phải loại đậu đỏ, hạt to bậm. Gạo làm bánh xèo là loại lúa mành màu đỏ, chỉ xay bóc vỏ lúa (còn có tên gọi là gạo đỏ, gạo lứt) ngâm nước khoảng 5 tiếng rồi đem xay, dùng muôi múc cả nước và gạo bỏ vào cối xay từ từ. Xay được hai lần cho gạo mịn. Xay xong, bỏ một ít muối, hành hẹ thái nhỏ vào trong thau nước bột gạo. Khuôn tráng bánh cũng do bàn tay người đàn ông Quảng Hòa (vùng nam Quảng Trạch) làm ra, miệng lớn hơn bát ăn cơm một chút, thành khuôn mỏng, cao khoảng 1,5 cm, đáy bằng phẳng.
Bếp làm có thể tráng một lúc được nhiều khuôn. Bếp thật đỏ lửa mới bỏ khuôn lên, khi tráng bánh chú ý lửa thật đỏ và đều thì bánh mới nở dậy, có hình hoa văn. Khi khuôn đã nóng, dùng môi hay tàu chuối tẩm mỡ chà lên đáy khuôn rồi múc bột gạo tráng lên. Tráng đến khuôn thứ ba thì bánh khuôn đầu đã chín, cứ lần lượt làm như thế.
Món cá chuối mới là lạ mắt nhất. Nguyên liệu chính là những quả chuối sứ (loại chuối có hạt) chưa già nhưng cũng không non quá. Người ta hái xuống, gọt vỏ, ngâm với phèn hoặc chanh rồi thái nhỏ. Sau đó luộc, uốn thành hình thù con tôm, con cá rồi lấy từng con cá chuối nhúng qua vào bát gia vị. Lúc sắp cá lên đĩa, có thể rưới thêm một ít gia vị có ớt, tỏi. Như vậy trong mỗi lát cá đều thấm gia vị. Khi ăn, lấy bánh xèo cuốn rau sống, nộm, cá chuối lại rồi kẹp vào bánh đa.
Bánh xèo ăn ngon nhất là lúc vừa tráng xong, tráng tới đâu ăn tới đó. Cầm miếng bánh trên tay, cảm nhận được sự nóng hổi của mùi thơm gạo lứt thì thật tuyệt vời.
2. Khoai deo
Với cái nắng chói chang cùng với hơi nước từ biển thổi vào trên đất Quảng Bình đã cho ra khá nhiều loại khoai ngon tuyệt vời mà một trong những đặc sản được chế biến từ khoai chính là khoai deo. Khoai deo ngon thường được chế biến từ loại khoai lang đỏ trồng trên đất thịt, sau khi luộc xong sẽ cắt thành từng lát và phơi khô khoảng 10 đến 12 nắng, độ dẻo của lát khoai tùy thuộc vào số lần phơi nắng ít hay nhiều. Vì hình dạng giống như củ sâm, lại chứa nhiều dưỡng chất nên khoai deo được người dân Quảng Bình ưu ái đặt cho tên "sâm đất".
Khoai deo đã trở thành món ăn thú vị của nhiều tầng lớp - từ bình dân lao động đến những cô cậu học trò lén giấu trong cặp sách mang đến lớp và cả những nhân viên văn phòng “ngồi nhai cho đỡ buồn”. Chầm chậm để vị ngọt bùi của lát khoai tan chảy nơi đầu lưỡi, cái cung cách thưởng thức mộc mạc đó phần nào thể hiện tâm hồn người Quảng Bình: từ tốn nhưng có chút chịu đựng, kham khổ.
3. Đẻn biển
Đẻn biển chính là một loài rắn biển, thân nhỏ và thon, dài từ 1 đến 2 mét, có vảy, mình vằn da nhám, đầu nhỏ đuôi dẹt. Đẻn biển là loài có giá trị cao trong thực phẩm cũng như chữa bệnh. Đẻn gồm rất nhiều loại như đẻn kim, đẻn cá, đẻn sọc, đẻn bông, đẻn gai. Mỗi loại đẻn khi chế biến lại có hương thơm và vị ngọt khác nhau. Nào là cháo đẻn, đẻn hầm sả ớt, đẻn bằm xúc bánh đa, chả đẻn, đẻn nướng cuốn lá lốt và đẻn hầm thuốc bắc. Vì thế mà con đẻn luôn được du khách "thích mê" trước khi thưởng thức những món khác tại các nhà hàng ven bờ Nhật Lệ.
Tuy được chế biến dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nức tiếng nhất là tiết đẻn và ram đẻn. Tiết đẻn (hải xà huyết) là thứ mà du khách bốn phương tò mò muốn thưởng thức hơn cả. Người ta thường lấy tiết đẻn vừa hứng đem pha với rượu, rất thơm mà còn chữa được bệnh nhức xương. Bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp những bình rượu ngon được trưng bày, bên trong là những con đẻn được ngâm ít nhất 3 đến 5 ngày trước đó.
Hãy một lần nhấm nháp hương vị của rượu tiết đẻn, bạn sẽ cảm thấy cái vị ấm nồng và hơi chát hòa lẫn, tạo nên cảm giác rất khó quên. Ngoài rượu đẻn thì ram cũng là một món ngon từ đẻn biển. Những con đẻn được làm sạch sẽ, lấy hết ruột và huyết đen trên sống lưng, băm thật nhuyễn rồi cho gia vị trộn đều. Ướp được một lúc cho thấm thì đem cuốn lại thành từng chiếc ram nhỏ, bắc lên chảo rán đều. Khi ấy, bạn sẽ cảm nhận một mùi thơm bốc lên thật cuốn hút, chưa ăn đã thấy thòm thèm! Một đĩa ram đẻn nóng hổi thơm ngon sẽ khiến du khách bốn phương muốn ở mãi không về.
Nếu có dịp về quê hương Quảng Bình, đến tham quan những địa danh nổi tiếng như Phong Nha - Kẻ Bàng, du khách đừng quên dừng chân bên bờ Nhật Lệ để thưởng thức món ram đẻn nóng hổi hay rượu đẻn thật đặc biệt nhé!
4. Cháo canh
Có lẽ cũng như phở với người Hà Nội, cháo canh gắn bó với người Quảng Bình như thức ăn không thể thiếu vào buổi sáng. Chỉ có điều nếu phở thưởng thức cả ngày lẫn đêm thì cháo canh chỉ bán một buổi. Món này cũng không bày bán nhan nhản như phở Hà Nội bây giờ (từ Bắc vào Nam, từ vỉa hè đến cửa hiệu) mà được chọn lọc bởi những cửa hiệu uy tín hay những thực khách sành sỏi.
Giống như tính cách người Quảng Bình mộc mạc, chân chất, về hình thức cháo canh không đẹp mắt và cầu kỳ như phở. Sợi mì được làm khá thô sơ (nhào mịn, cán mỏng và cắt sợi theo cách thủ công) nên sợi to và dày chứ không mềm, mỏng như bánh phở. Nước dùng nhiều và có màu vàng ươm của thịt cua, chứ không sền sệt như tô bánh canh cua.
Trong tô cháo canh có sự kết hợp của cá, tôm, thịt nạc... Trong đó, cá lóc là nguyên liệu không thể thiếu. Cá lóc sau khi luộc sẽ được bóc lấy thịt, xào, nêm vừa gia vị rồi thả vào nồi cháo canh đang sôi sùng sục. Những lát hành, ngò thái mỏng sẽ được rắc đều lên mỗi tô cháo canh đang bốc hơi nghi ngút để vội bưng đến cho khách thưởng thức.
Cháo canh Quảng Bình còn lạ bởi được ăn kèm với rau cải xanh thái nhỏ. Tô cháo canh nóng hổi được trộn thêm những lát rau cải xanh sẽ điểm thêm màu sắc và hương vị tươi ngon. Vị cải xanh vừa ngọt vừa cay tạo cảm giác bùi bùi nơi sống mũi khi thưởng thức.
Ở TP Đồng Hới, cháo canh có thể ăn kèm với nem chả - dù hai thức này không hề ăn nhập với nhau. Sự kết hợp này có xuất xứ từ những người nông dân quê Mộ Trạch để thêm no bụng. Miếng nem chả giòn tan, thơm phức sẽ cuốn hút bạn thưởng thức, sau đó nhâm nhi nước dùng, rồi những miếng cá lóc còn nóng sốt.
5. Lẩu cá khoai
Các quán ở Đồng Hới chuyên món lẩu cá khoai (có nơi gọi cá cháo). Chỉ cần nhìn tô cá đã ướp gia vị mang ra để trên bàn thôi thì nước miếng cũng đã chảy. Từng khúc cá trắng nõn nà, mũm mĩm như thách thức, khêu gợi. Cá được làm sạch, bỏ đầu, ruột, cắt đôi. Ướp cá khoai chỉ cần các loại gia vị bình thường như muối, ớt, bột ngọt nhưng luôn phải có thật nhiều cây nén (thuộc họ hành tỏi) được cắt mịn cả lá và củ nhỏ.
Còn nồi nước lẩu gồm các loại như cà chua, khế, nấm, chua me, măng chua, dưa cải. Kể ra đơn giản nhưng không phải vị chỗ nào cũng ngon mà còn phụ thuộc vào bàn tay người chế biến. Một yếu tố quyết định nữa là cá phải thật tươi.
Vừa nói năm ba câu chuyện, nồi nước đã sôi sùng sục trên ngọn lửa mạnh, lúc này mới gắp cá cho vào. Không nên cho hết cá vào nồi cùng lúc; một người ăn hai khúc một lượt, cứ cộng lại rồi cho vào, hết lượt này đến lượt khác. Không để cá quá chín vì sẽ nát ra và mất hết chất; chỉ cần sôi lên một chút là vớt ra chén. Ăn ngay sau khi bớt nóng, đừng để nguội cá sẽ tanh.
6. Bánh lọc bột sắn, tôm sông
Bánh lọc vốn từ trong Huế, Đông Hà ra rồi neo lại ở Quảng Bình, được bổ sung thêm hương vị mới, trở thành một món ăn đặc biệt nhất của tỉnh Quảng Bình. Không mấy ai qua Đồng Hới lại không muốn nếm thử và mua bánh làm quà.
Nguyên liệu của bánh lọc chỉ đơn giản là bột sắn lọc, tôm, mộc nhĩ và một ít gia vị khác của vườn nhà. Tôm dùng cho bánh chỉ là loại nhỏ ở cửa sông, vừa đậm vị phù sa của đồng, vừa mặn mòi vị biển.
Bột sắn sau khi đã lọc, đem luộc chín vài phần (khi nhìn thấy lớp ngoài trong suốt), phần nhân bên trong còn trắng, sồn sột sống. Vớt bột ra để nguội, đem nhồi kỹ trộn phần sống lẫn phần chín. Đây là thao tác công phu nhất của người làm bánh lọc.
Mỗi chiếc bánh bột lọc bọc một con tôm, ít lát thịt rim và gia vị, vắt thành hình một tai bèo nhỏ. Có thể đem trụng (nhúng) nước sôi ăn ngay hay gói lá chuối đem hông (đồ như đồ xôi), dành cho người mang đi xa. Loại bánh gói này có thể để nhiều ngày, khi ăn, đem hấp lại cho nóng, vẫn thơm dẻo như bánh mới, được chấm với nước mắm chắt Quảng Bình với những lát ớt cay xé lưỡi mới càng đáng nhớ.
Ở Quảng Bình ngon nhất là bánh lọc của mệ Xá Đồng Hới. Loại bánh dày công, đủ chất bổ dưỡng ấy lại rất rẻ. Chỉ vài chục nghìn là cả nhà có thể có được bữa liên hoan hoặc mang đi xa thành một món quà quý.

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Cách nấu cà ri gà thơm ngon

Vị thơm ngon nóng hổi của cà ri  gà hấp dẫn người thưởng thức. Cách nấu cari gà cũng đơn giản dễ dàng chế biến.


Nguyên Liệu :

  • Đùi gà - 3 - 4 chiếc
  • Sả -
  • Khoai lang, Khoai tây -
  • Cà phê bột cà ri - 2 thìa
  • Tỏi, muối, nước mắm, hành hương -
  • 2 thìa cà phê nhỏ bột năng -
  • Nửa lon nhỏ nước cốt dừa - 

Chế Biến :

  • Gà rửa sạch, dùng dao chặt nhỏ gà. Ướp vào 2 thìa cà phê bột cà ri, muối, hành hương băm nhuyễn, tiêu. Trộn đều, ướp tầm 1 tiếng cho gia vị được thấm.
  •  Sả rửa sạch, cắt khúc ngắn bằng lóng tay.
  • Khoai lang, khoai tây, gọt vỏ, rửa sạch, thái thành miếng nhỏ.
  • Đun nóng dầu, đổ khoai vào chiên. Khoai vàng vớt ra để ráo dầu.
  • Đun nóng 2 thìa cà phê dầu ăn, đổ gà vào chiên sơ cho gà săn lại. Vớt ra đĩa để qua một bên.
  • Dùng chảo đó, phi tỏi thơm, thả từng khúc sả đã cắt ngắn vào, dùng đũa đảo đều cho sả thơm.
  • Đổ gà vào, đảo đều. Đổ nước lạnh ngập mặt gà, đợi sôi bùng thêm nước cốt dừa vào.
  • Nấu sôi đến lúc nào gà mềm, thả khoai vào. Đợi khoai mềm, nêm nếm gia vị lại tùy theo sở thích của bạn. Bạn có thể thêm nước cốt dừa.
  • Hòa tan 2 thìa cà phê bột năng với 3 thìa cà phê nước lạnh, khuấy đều. Đổ vào nồi cà ri, dùng muỗng gỗ lớn trộn đều. Hỗn hợp cà ri sẽ hơi sền sệt.

4 ‘chiêu’ nấu cháo ngon siêu tốc

Việc nấu cháo lắm “nhiêu khê” của các bà mẹ trẻ bận rộn sẽ trở nên vô cùng đơn giản. Vừa đi làm vừa chăm con nhỏ sao cho vẹn cả đôi đường luôn là vấn đề gây rắc rối cho rất nhiều bà mẹ trẻ.

Đặc biệt, đối với các chị em công sở ngày làm 8 tiếng thì việc canh thức để nấu cho con một nồi cháo ngon mỗi ngày càng trở nên “bất khả thi”. Chính vì vậy nhiều mẹ đã lựa chọn cách mua cháo dinh dưỡng có sẵn cho con. Tuy nhiên, việc cho bé sử dụng cháo nấu sẵn ngoài hàng như vậy thường không đảm bảo vệ sinh và nguồn gốc thực phẩm.
Mặt khác, nếu mẹ sử dụng phương pháp nấu cháo bằng nồi nhôm hoặc inox thông thường thì sẽ tốn rất nhiều thời gian canh cháo mà đôi khi khuấy đảo liên tục cháo vẫn bị khê. Vậy ta phải làm thế nào đây? Xin mách mẹ 4 cách nấu cháo đảm bảo đủ tiêu chí nhanh - bổ - rẻ nhé.
Dù nấu theo phương pháp nào, nguyên tắc đâu tiên để nấu cháo nhừ và ngon là mẹ nên nấu hai lần: một lần vào tối hôm trước và 1 lần vào sáng hôm sau. Kinh nghiệm thứ hai là cháo nên được nấu đặc một chút, như vậy khi thành phẩm có thể trữ đông dùng nhiều lần. Ngoài ra, cháo đặc có thể chế thêm nước cho loãng vừa với ý thích chứ cháo loãng thì thường rất khó “sửa sai”.
1. Nấu cháo bằng nồi cơm điện
Vo gạo thật sạch rồi đổ vào nồi, cho nước vừa đủ
Bật nút nấu cơm
Canh cho đến khi sôi, chuyển sang chế độ hâm nóng, để 15 phút rồi rút điện.
Sáng hôm sau, trước khi nấu, mẹ cần kiểm tra lượng nước trong nồi đã đủ chưa. Nếu cháo đặc, mẹ có thể bổ sung thêm nước, ngoáy đều
Bật nút nấu một lần nữa., 15 phút sau cháo sẽ chín nhừ.
2. Nấu cháo bằng bình thủy đựng nước
Đây là cách làm đơn giản và “dã chiến” hay được các bà các mẹ ngày xưa áp dụng.
Buổi tổi trước khi đi ngủ, mẹ vo gạo sạch, để ráo rồi cho vào bình thủy. Lượng gạo chiếm khoảng ¼ bình
Đun cho nước nóng già rồi đổ vào cùng với gạo. Mẹ chú ý không nên đổ nước đầy tràn vì gạo sẽ còn nở ra chiếm diện tích trong bình.
Đậy kín nắp để qua một đêm, sáng hôm sau mẹ sẽ có một bình cháo thơm.
Một mẹo nhỏ dành cho mẹ: Nên sử dụng những bình thủy đựng nước dạng tròn thấp, cổ rộng để dễ dàng rửa và vệ sinh bình sạch sẽ.
3. Nấu cháo bằng bếp gas
Cách nhỏ thông thường tưởng chừng ai cũng biết nhưng thực ra rất nhiều mẹ bật bếp đun cháo liên tục vừa tốn gas lại vừa dễ để cháo bị khê.
Thực tế, mẹ chỉ cần cho gạo vào nồi, cho nước vừa đủ rồi châm lửa, đợi đến khi cháo sôi thì tắt bếp.
Sáng hôm sau trước khi đi làm, mẹ bật bếp lên một lần nữa, cho thịt hoặc tôm cá băm nhỏ tùy ý là con đã có ngay một bữa sáng dinh dưỡng tuyệt vời.
4. Nấu cháo bằng cốc
Mẹ dùng thìa để đong lượng gạo cần nấu, cho vào cốc rồi vo cho sạch
Gạn hết nước vo gạo, đổ nước vừa đủ (với các bé mới tập ăn dặm, tỷ lệ cháo : nước thường là 1:10).
Đặt cốc vào nồi cơm điện nấu chung cùng với gia đình. Mẹ chú ý nếu dùng cốc nhựa đừng để đáy cốc chạm nồi cơm mà nên để lên trên lớp gạo nấu cho cả nhà.
Ấn nút nấu cơm.
Sau khi cơm chín, ủ cháo thêm khoảng 15 -20 phút.
Vậy là khi cả nhà đến bữa ăn cơm thì cốc cháo của bé cũng đã sẵn sàng.
Nhờ 4 phương pháp nấu cháo đơn giản tiện lợi trên đây, công việc đun hầm phiền phức lắm “nhiêu khê” của các bà mẹ trẻ bận rộn đã trở nên đơn giản biết bao.
Chúc mẹ thành công và có những bữa ăn ngon với con yêu!

Thứ Ba, 11 tháng 6, 2013

Cách làm chè gấc thơm ngon

Chè gấc là một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon. Để nấu được chè gấc cũng không phải là điều quá khó. Cùng học cách nấu món chè ngon miệng và đẹp mắt này nhé.
 
Nguyên liệu chuẩn bị:
  • Bột nếp 400gr
  • Gấc chín đỏ khoảng 150 – 200gr
  • Đậu xanh cà 200gr
  • Đường cát 400gr
  • Dừa xay 200gr
  • Đậu phọng rang ( lạc ) 100gr
  • 1 củ gừng 50gr
  • 20gr bột năng
  • 1 chút muối.
Cách làm:

- Dừa vắt 1 chén nước cốt, 1 tô nước dão ( lượng nước đủ dùng để nhồi bột)
- Đậu xanh ngâm mềm đãi sạch vỏ rồi hấp chín, xay nhuyễn rồi xào khô với một chút muối + 50gr đường – viên từng viên nhỏ.
- Gấc gỡ bỏ hột lấy phần thịt đỏ + 1 chén nước dừa dão cho vào cối xay sinh tố xay nhuyễn rồi trộn với bột nếp cho dẻo, mịn – ngắt bột từng viên tương ứng với số viên đậu xanh.
- Bắc 1 nồi nước nấu sôi , ấn dẹt từng viên bột rồi bỏ viên đậu vào bao lại thả vào nồi nước luộc, làm liên tục cho đến khi hết bột – bột chín sẽ chuyển màu đỏ tươi và nổi lên thì vớt viên bột bỏ vào nồi nước lạnh cho nguội mới vớt ra rổ để ráo.
- Thắng nước cốt dừa: quậy tan bột năng + chút muối + 2 muỗng đường nấu sôi thấy hơi sệt là được.
- Đậu phộng rang vàng rồi giã hơi dập một chút.
- Nấu nước đường cho tan + bỏ gừng đập giập cho thơm + thả từng viên bột vào khoảng 5 phút thì tắt lửa.
- Múc chè ra tô chan nước cốt dừa, rắc đậu phộng lên dùng nóng hoặc nguội cũng rất ngon. Nếu muốn ăn lạnh thì bạn cho thêm đá vào, không nên để chè trong tủ lạnh sẽ khiến viên chè cứng, ăn không ngon.

Chúc các bạn ngon miệng!.

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Cách nấu ăn với rượu vang

Nấu ăn với rượu vang có thể là một niềm vui và nâng cao một món ăn ngon và một bữa ăn tốt! Khi rượu được làm nóng, nồng độ cồn cũng như sulfite biến mất, chỉ để lại bản chất truyền đạt một hương vị tinh tế.



Chọn rượu vang:
 
Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất: Sử dụng các loại rượu vang duy nhất trong nấu ăn của bạn mà bạn sẽ uống. Không bao giờ, không bao giờ sử dụng bất kỳ loại rượu mà bạn sẽ không uống! Nếu bạn không thích mùi vị của một loại rượu vang, bạn sẽ không thích món ăn mà bạn chọn để sử dụng nó.
 
Không sử dụng cái gọi là "rượu vang nấu ăn!" Các rượu vang thường mặn và bao gồm các phụ gia khác mà ảnh hưởng đến hương vị của món ăn trình đơn lựa chọn của bạn và. Quá trình nấu ăn / giảm sẽ mang lại là tồi tệ nhất trong một chai rượu vang kém hơn. Xin hứa với mình không bao giờ, không bao giờ hạ mình đến sản phẩm như vậy! Linda quy tắc của ngón tay cái là: Tôi không nấu ăn với một cái gì đó tôi sẽ không uống.
 
Một chai rượu vang đắt tiền không cần thiết, mặc dù một loại rượu rẻ tiền sẽ không mang lại những đặc điểm tốt nhất của món ăn của bạn. Một rượu vang chất lượng tốt, mà bạn thích, sẽ cung cấp cùng một hương vị với một món ăn như là một rượu vang cao cấp. Lưu rượu vang cao cấp để phục vụ trong bữa ăn, vang bịch có thể là một ý tưởng tốt.
 
Nấu ăn với rượu vang như thế nào:
 
Rượu có ba cách sử dụng chính trong nhà bếp - như một thành phần xốt, như một chất lỏng nấu ăn, và như là một hương vị trong một món ăn đã hoàn thành.
 
Chức năng của rượu trong nấu ăn là tăng cường, nâng cao, và giọng hương vị và mùi thơm của thức ăn - không phải để mặt nạ hương vị của những gì bạn đang nấu ăn mà là để củng cố nó.
 
Như với bất kỳ gia vị được sử dụng trong nấu ăn, chăm sóc cần được thực hiện trong số tiền của rượu vang được sử dụng quá ít vụn vặt và quá nhiều sẽ được áp đảo. Cực đoan không phải là mong muốn. Một lượng rượu nhỏ sẽ làm tăng hương vị của món ăn.
 
Cồn trong rượu bay hơi trong khi thực phẩm được nấu ăn, và chỉ có hương vị vẫn còn. Sôi xuống rượu tập trung các hương vị, bao gồm cả vị chua và ngọt ngào. Hãy cẩn thận không sử dụng rượu quá nhiều như các hương vị có thể chế ngự món ăn của bạn.
 
Để có kết quả tốt nhất, rượu không nên được thêm vào một món ăn trước khi ăn. Rượu vang nên hầm với các thực phẩm, sốt, tăng hương vị của món ăn. Nếu thêm vào cuối chuẩn bị, nó có thể truyền đạt một chất lượng khắc nghiệt. Nó nên hầm với thức ăn hoặc nước sốt trong khi nó đang được nấu chín như nấu rượu, nó làm giảm và trở thành một chiết xuất được những mùi vị. Wine thêm quá muộn trong việc chuẩn bị sẽ cung cấp cho một chất lượng khắc nghiệt để món ăn. Rượu cần thời gian để truyền đạt hương vị trong món ăn của bạn. Đợi 10 phút hoặc nhiều hơn để nếm trước khi thêm rượu vang nữa.
 
Hãy nhớ rằng rượu vang không thuộc trong mỗi món ăn. Nhiều hơn một nước sốt rượu vang dựa trên trong một bữa ăn duy nhất có thể là đơn điệu. Sử dụng rượu được nấu ăn chỉ khi nó có một cái gì đó để đóng góp cho các món ăn đã hoàn thành.
 
Sulfite trong rượu vang:
 
Tất cả các loại rượu vang có chứa một số lượng nhỏ sulfite, vì chúng là một kết quả tự nhiên của quá trình lên men cùng một biến nước nho thành rượu. Ngay cả các loại rượu vang đã không có bất kỳ sulfite được thêm vào trong quá trình sản xuất rượu vang có chứa một số lượng sulfite. Sulfur dioxide (SO2) được sử dụng bởi các nhà sản xuất rượu để giữ tươi ép "phải" từ spoiling. Nó giữ cho các hoạt động của nấm men và vi khuẩn bản địa và duy trì sự tươi mát của rượu.
 
Khi nấu ăn với rượu vang có chứa sulfite, bạn không tập trung như bạn sẽ hương vị, nhưng thay vì họ bốc hơi như rượu. Các sulfite đi qua một chuyển đổi trong chất lỏng của rượu vang để sản xuất sulfur dioxide. Điều này thực sự là các hợp chất có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa. Nó cũng là một chất khí, và khi chịu nhiệt, tiêu tán vào trong không khí. Tất cả vẫn còn đó là một số muối, nhưng họ là như vậy phút trong số lượng mà họ đã không ảnh hưởng đến hương vị.
 
Lưu trữ của rượu vang còn lại:
 
Còn sót lại rượu vang có thể được làm lạnh và được sử dụng để nấu ăn nếu tổ chức chỉ có 1 hoặc 2 tuần. Nếu bạn có ít nhất một chai rượu vang một nửa trên còn lại, đổ vào nửa một nút chai sạch, chai, và lưu trữ trong tủ lạnh. Nếu không có không gian không khí ở đầu trang, rượu sang chai sẽ tiếp tục cho đến 1 tháng.

Lễ hội rượu vang Pháp dịp Festival Biển 2013

Chào mừng Festival Biển 2013, tối 9-6, tại Khu du lịch Champa, lãnh đạo tỉnh Morbihan (Cộng hòa Pháp) tổ chức lễ hội rượu vang Pháp.

Hơn 100 khách mời đã được thưởng thức 12 loại rượu vang khác nhau đến từ những vùng trồng nho nổi tiếng của Pháp như: Bordeaux, Rhône, Sud-ouest, Languedoc, Loire, Provence… và thưởng thức các món ăn ẩm thực Việt Nam.

Ông Pierrik Nevannen – Phó Chủ tịch Hội đồng tỉnh Morbihan cho biết, lễ hội là dịp để những người bạn Pháp thể hiện tình cảm của mình với mảnh đất, con người Việt Nam nói chung và TP. Nha Trang nói riêng. Đồng thời, đây là cơ hội để những người Pháp đang sinh sống và làm việc tại Nha Trang gặp gỡ, chia sẻ với nhau.
Nguồn: Internet

Gà marengo - hương vị nước Pháp

Gà marengo là một món ăn của Pháp. Khi dùng không ăn theo thố mà dọn từng phần trên dĩa cho từng người. Gà có hương vị thơm của rượu vang và của bơ, ăn kèm với sandwich chiên vàng. Đây là một món ăn được yêu thích trong đêm Giáng sinh.

Nguyên liệu:  

  • 1 con gà Ai cập 
  • 200g khoai tây bi
  • 1 hộp nấm mỡ
  • 1 củ hành tây
  • 2 thìa sauce cà chua
  • 2 thìa nước tương
  • 1 thìa hạt nêm
  • 250ml rượu vang đỏ
  • 1 thìa đường
  • 50g bơ thơm
  • 5 lát bánh mì sandwich
  • 50g bột mì
  • Dầu ăn để chiên
Thực hiện:
Bước 1: Gà làm sạch, để ráo, chặt miếng, hành tây băm nhỏ, còn lại cắt mỏng.
Bước 2: Trộn hành tây băm nhỏ + sauce cà chua + nước tương + 100ml rượu vang đỏ.
Bước 3: Ướp gà với nước sauce trên khoảng 15 phút. Chiên vàng (không cần chín).
Bước 4: Khoai tây bi gọt vỏ.
Bước 5: Cho gà vào nồi, đổ ngập nước, nêm thêm hạt nêm vào nồi, nấu riu riu lửa, cho khoai tây và nấm mỡ vào nấu đến khi khoai và thịt gà chín.
Bước 6: Hoà bột mì với nước, cho vào nồi gà để nước dùng hơi sánh.
Bước 7: Cho nốt chỗ rượu vang và cho bơ thơm vào. Bánh mì sandwich cắt vuông nhỏ, chiên vàng, để ráo dầu.
Bước 8: Múc gà ra dĩa sâu lòng, thêm khoai và nấm, chan nước sauce lên và dùng chung với bánh mì sandwich.
 Nguồn: Tổng hợp

Twitter Delicious Facebook Digg Stumbleupon Favorites More

 
type='text/javascript'/>